Nước Đức với dự án năng lượng xanh lớn nhất thế giới
Dự án có tên gọi "Desertec" hướng đến năng lượng nhiệt mặt trời công nghệ tương đối thấp - bằng việc sử dụng những chiếc gương khổng lồ đặt trong sa mạc để đun sôi nước làm chạy những turbine trong một nhà máy năng lượng địa phương.
Theo tính toán của dự án Desertec, nếu chỉ 0,3% bề mặt sa mạc Sahara được bao phủ bởi các panel mặt trời thì toàn bộ châu Âu sẽ được cung cấp điện năng; còn nếu tỉ lệ đó lên đến 1% thì toàn bộ thế giới sẽ hưởng lợi. Một nhà máy năng lượng tương tự đã hoạt động ở California (Mỹ) trong thập niên 80 thế kỷ XX và 3 nhà máy như thế mới được xây dựng ở Tây Ban Nha.
Tham gia vào dự án có Bộ Kinh tế Đức và Club of Rome, một tổ chức phi chính phủ đặt tại thành phố
Tuy nhiên, dự án cũng có thể đối mặt với một số nguy hiểm như là tổn hại do bão cát gây ra hay sự bất ổn chính trị trong khu vực. Nếu dự án Desertec trở thành hiện thực thì nó sẽ là một tiêu chuẩn cho năng lượng tái sử dụng trong tương lai.
Thiết kế đề nghị của dự án Desertec. |
Ý tưởng đã tồn tại nhiều năm qua nhưng khoản tiền dành cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng quá lớn đã khiến các nhà đầu tư chùn chân. Jeworrek hứa hẹn, dự án Desertec có thể cung cấp khoảng 15% nhu cầu năng lượng của châu Âu cũng như cho các quốc gia ở Bắc Phi. Nhưng các công ty Đức không thể gánh vác trọng trách một mình, mà Desertec đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa nhiều công ty và chính phủ khác nhau.
Một điều kiện tiên quyết hết sức quan trọng là sự ổn định chính trị. Desertec được phát triển bởi một tổ chức các nhà khoa học và chính khách gọi là Tập đoàn Năng lượng tái sử dụng xuyên Địa Trung Hải (TREC). Năm ngoái, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy tỏ ra rất quan tâm đến dự án Desertec cũng như sự hợp tác với các quốc gia Địa Trung Hải, song Jeworrek rất thận trọng khi phán đoán về sự tham gia của nước Pháp.
Bởi vì, như Jeworrek nói: "Nước Pháp vẫn còn dựa quá nhiều vào năng lượng hạt nhân". Với dự án Desertec, châu Âu muốn xây dựng một nhà máy năng lượng mặt trời khổng lồ để chuyển đổi nhiệt năng mặt trời vô tận trong sa mạc
Theo nhận xét xủa tờ nhật báo tài chính Handelsblatt, mặc dù những vấn đề về kỹ thuật đã giải quyết ổn thỏa, song "những rào cản chính trị vẫn còn đó. Liên minh châu Âu cần phải tăng cường hơn nữa trong quan hệ với các quốc gia Bắc Phi để từ đó khởi xướng ý tưởng về năng lượng mặt trời trong sa mạc". Dĩ nhiên trước mắt, người ta khó tin vào chuyện chỉ trong vài năm nữa năng lượng xanh này sẽ đến châu Âu từ sa mạc
Mặc dù vậy, phải thừa nhận điện năng khai thác từ sa mạc có thể trở thành một yếu tố quan trọng đối với kế hoạch kết hợp năng lượng thân thiện với môi trường. Còn tờ Financial Times Deutschland cho rằng, dự án Desertec đang gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ về sự đầu tư phát triển những năng lượng tái sử dụng có ý nghĩa về mặt sinh thái lẫn kinh tế.
Đặc biệt vào giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu như hiện nay, dự án Desertec là một dấu hiệu đáng khích lệ. Nhưng theo nhật báo thiên tả Die Tageszeitung của Đức, có ít nhất một điều cần thận trọng đối với dự án Desertec là nó không được phép ảnh hưởng đến sự phát triển xa hơn của năng lượng mặt trời ở nước Đức.
Tờ báo này còn nhấn mạnh phương pháp thu hoạch năng lượng mặt trời thành công nhất hiện nay vẫn là những panel mặt trời trên mái nhà. Và chỉ trong vòng từ 3 đến 5 năm nữa, điện mặt trời trên mái nhà sẽ rẻ hơn điện mặt trời khai thác ở sa mạc do sự ảnh hưởng của giá vận chuyển năng lượng này từ Bắc Phi đến châu Âu không thể là nhỏ.
Về phần mình, nhật báo bảo thủ Die Welt của Đức ủng hộ phát triển năng lượng ngay trong nước sẽ có lợi hơn là khai thác nó từ châu Phi. Tuy có những ý kiến phản đối hay dè dặt, song dự án Desertec nhìn chung vẫn đáng được khích lệ nếu xét về góc độ thân thiện với môi trường và không khí thải CO2 của nó