Tại sao Haruki Murakami gây cơn sốt trên thế giới
Khi cuốn sách mới của Haruki Murakami - "1Q84" - được phát hành bằng tiếng Nhật cách đây 2 năm, hầu hết bản in lần đầu được bán chỉ trong 1 ngày. Tất cả 1 triệu bản in bán hết sạch trong tháng đầu tiên phát hành. Tại Pháp, các nhà xuất bản in 70.000 bản trong tháng 8 năm nay nhưng chỉ sau một tuần phải cho tái bản. Cuốn sách nằm trong danh sách Top 20 qua mạng Amazon.com.
Không chỉ ở
Cuốn tiểu thuyết "1Q84" đặt bối cảnh vào năm 1984 (chữ Q có nghĩa là số 9) với hai nhân vật chính là một tiểu thuyết gia và một phụ nữ giết người hàng loạt. Họ tồn tại trong hai thế giới song song nhưng lại tìm kiếm nhau. Người đọc tìm thấy những chủ đề kinh điển của Murakami trong cuốn "1Q84" - tình yêu và sự cô đơn, sự lựa chọn và thế giới siêu thực, những nhân vật bí ẩn và những người tưởng chừng như dửng dưng nhưng lại luôn bị giày vò bởi bao cảm xúc sâu kín trong tâm hồn.
Hiệu sách Waterstone's quảng cáo cuốn "1Q84" của Murakami. |
Theo nhận định của Dan Pryce, thành viên hiệu sách Waterstone's ở trung tâm London, Murakami không bao giờ giải thích những gì đang xảy ra mà chỉ thể hiện cốt truyện và cứ để nó tuôn đi. Murakami không đưa ra giải pháp thực sự ở cuối cuốn sách nên điều đó càng kích thích người đọc muốn đọc mãi. Có lẽ đó là yếu tố khiến mọi người yêu thích nhà văn Murakami.
Cho đến nay, sách của Murakami được dịch ra 42 thứ tiếng trên thế giới, xuất hiện trong danh sách các bestseller toàn cầu - từ Hàn Quốc đến Australia, Italia, Đức và Trung Quốc. Tuy nhiên, tiểu thuyết Nhật Bản vốn không phổ biến ở phương Tây, theo một trong hai dịch giả cuốn "1Q84" - Giáo sư Jay Rubin ở Đại học Havard. Ngay đến tác giả Nhật Yukio Mishima được người phương Tây ngưỡng mộ song cũng không đến mức gây sốt như Murakami.
Murakami gây tiếng vang tại Nhật Bản vào năm 1987 khi cho ra mắt cuốn sách thứ 5 tựa đề "Rừng Na Uy" - được đặt tên theo một ca khúc của ban nhạc bất tử The Beatles. Nội dung cuốn sách là câu chuyện tình hoài hương u buồn về một nhóm thanh niên sống trong viện điều dưỡng nằm trên lưng chừng ngọn đồi bên ngoài thành phố cổ kính Kyoto của Nhật Bản. "Rừng Na Uy" nhanh chóng trở thành sách gối đầu giường của thanh niên Nhật Bản và bán được hơn 4 triệu bản chỉ riêng ở nước này.
Điều thú vị là những cuốn tiểu thuyết trước đó của Murakami không được giới phê bình văn học Nhật Bản nhiệt tình đón nhận, bởi vì nhà văn có phong cách khác lạ gây bối rối cho họ. Muarakami không sáng tác theo truyền thống văn học Nhật Bản mà viết theo lối đàm thoại và hay liên hệ đến văn hóa phương Tây - một điều được coi là sự tấn công khiếm nhã vào những quy ước văn chương của người Nhật.
Poster phim “Rừng Na Uy”. |
Mặc dù tiểu thuyết của Murakami đặt bối cảnh ở Nhật Bản, song chủ đề về sự cô đơn, buồn chán và mất mát lại rất có ý nghĩa đối với độc giả ở khắp nơi trên thế giới.
Còn Anna Zielinska-Elliott cho biết sau khi đọc cuốn "Rừng Na Uy" người Ba Lan đã thấy say mê và thần tượng hóa nhà văn Nhật đồng thời không coi ông là tác giả người Nhật.
Zielinska-Elliott là giáo sư Khoa Văn học Nhật Bản ở Đại học
Haruki Murakami chào đời ở