Thấy gì từ việc FED tăng lãi suất?
Trung tuần tháng 6 vừa qua, 10/11 thành viên Ủy ban Thị trưởng mở liên bang (cơ quan hoạch định chính sách của FED – FOMC) đã biểu quyết ủng hộ việc nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản, trong khi chỉ có một người biểu quyết ủng hộ nâng thêm 50 điểm cơ bản. Đây là đợt tăng lãi suất mạnh nhất của FED kể từ năm 1994, được chủ tịch FED Jerome Powell mô tả là một sự kiện “bất thường”.
Theo như ông Jerome Powell nói, sở dĩ lần tăng lãi suất này vượt trên mốc 50 điểm cơ bản được dự đoán trước đó, thứ nhất là vì lạm phát nghiêm trọng gây khó khăn cho người Mỹ có thu nhập thấp; thứ 2 là lo lắng rằng người dân sẽ mất niềm tin vào các biện pháp kiềm chế lạm phát, FED có thể sẽ tránh tăng giá bằng cách đẩy mạnh tiêu dùng, từ đó tạo ra một vòng luẩn quẩn. Còn về phía dư luận cho rằng đây là một đợt tăng lãi suất trong bối cảnh đặc biệt, và nó chủ yếu đưa ra những thông tin xoay quanh các biện pháp đối phó với lạm phát.
Chỉ vài ngày trước đó, số liệu từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 5-2022 đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ năm 1981, phá vỡ kỳ vọng lạc quan rằng “lạm phát đã đạt đỉnh”. Cùng với cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ diễn ra vào tháng 11 sắp tới, vận mệnh chính trị của ông Biden và đảng Dân chủ rất khó đoán định, trong khi việc kiềm chế lạm phát đang rất cấp bách.
Thứ hai, thái độ của FED có xu hướng cứng răn hơn. Kể từ đầu năm 2022, FED đã ba lần tăng lãi suất với tổng cộng 150 điểm cơ bản, trong tháng 6 bắt đầu thực hiện thu hẹp bảng cân đối kế toán đúng theo kế hoạch. Theo “Biểu đồ Dot Plot” dự kiến, lãi suất chuẩn của FED sẽ đạt 3,4% vào cuối năm, cao hơn khá nhiều so với dự báo hồi tháng 3. Trong một tuyên bố, FOMC cho biết FED cam kết sẽ đưa lạm phát trở lại mục tiêu 2%.
Việc FED tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản là biện pháp quan trọng để ngăn ngừa rủi ro trong tương lai, và mức tăng này không vượt quá xa dự đoán. Một là, nhìn vào giá dầu và giá thị trường nhà đất có thể thấy lạm phát ở Mỹ dự kiến vẫn tiếp tục tăng. Hai là, có đến 80% các dự đoán trước đó cho rằng lãi suất sẽ tăng thêm 75 điểm cơ bản là hợp lý. Nếu mốc tăng lãi suất là 100 điểm cơ bản thì có vẻ cực đoan, khả năng xảy ra thấp hơn. Cuối cùng là, các lựa chọn chính sách của FED dựa trên sự đồng thuận của Chính quyền Biden. Cả Tổng thống lẫn Bộ trưởng Tài chính đều nhất trí cho rằng vấn đề hiện nay của Mỹ không phải là tăng trưởng kinh tế, mà là đối phó với lạm phát.
Và, khác với các cuộc họp trước, cùng với việc thông báo tăng lãi suất, FED cũng hạ thấp đánh giá về triển vọng kinh tế Mỹ trong năm nay. Một là loại bỏ cụm từ “thị trường lao động vẫn duy trì đà phục hồi mạnh mẽ, tỷ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ là 3,7% vào năm 2022 và 4,1% vào năm 2024. Hai là, tăng trưởng GDP năm 2022 dự kiến sẽ giảm từ 2,8% xuống còn 1,7%. Ba là, FED không cho rằng mức lạm phát sẽ giảm trong năm nay.
Trên thực tế, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ hiện đang ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, FOMC vẫn vạch ra một triển vọng kinh tế lạc quan: Sau khi suy giảm nhẹ trong quý I, hoạt động kinh tế tổng thể dường như đã khởi sắc trở lại; trong những tháng gần đây số lượng việc làm tăng mạnh và tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức thấp; dự kiến mức lạm phát sẽ giảm mạnh vào năm 2023.
Việc FED chuyển sang hướng “cứng rắn” có ý nghĩa thế nào đối với thế giới?
Một là tuân theo chính sách. Cùng với việc Mỹ tăng lãi suất, các cơ quan như Ngân hàng Trung ương Châu Âu, ngân hàng Thụy Sĩ và ngân hàng Anh có khả năng sẽ tìm kiếm cơ hội thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa để hỗ trợ đồng tiền của họ. Ngân hàng Trung ương châu Âu đã lên kế hoạch tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản trong tháng 7, đây sẽ là lần tăng lãi suất đầu tiên trong 11 năm. Có ý kiến cho rằng đây là một quá trình hai chiều và nếu các ngân hàng trung ương khác có thể mạnh dạn hơn trong việc thúc đẩy tăng giá đồng tiền của mình, thì điều đó sẽ giúp kiềm chế đồng USD và khôi phục lại sự cân bằng.
Hai là suy thoái kinh tế. Cùng với việc Mỹ thắt chặt chính sách tiền tệ, nhu cầu nhập khẩu toàn cầu sẽ giảm, có khả năng dẫn đến suy thoái toàn cầu và gây tổn hại đến thị trường tài chính.
Ba là lợi nhuận sụt giảm. Dưới tác động của các nhân tố như phong trào chống toàn cầu hóa, chi phí năng lượng và đầu tư tăng, tiền lương tăng… các công ty có thể rơi vào tình trạng suy giảm lợi nhuận, ảnh hưởng tới bức tranh kinh tế tổng thể.
FED tăng lãi suất, thanh khoản toàn cầu sẽ đi vào chu kỳ giảm, điều này thường gây ra bất ổn cho thị trường tài chính toàn cầu. Các nước tồn tại bong bóng tài chính và mất cân đối trong thanh toán quốc tế là những nước đầu tiên chịu tác động, có thể xảy ra tình trạng đồng tiền mất giá nghiêm trọng hoặc thậm chí là khủng hoảng tài chính.
Thế còn rủi ro lớn nhất của việc FED tăng lãi suất là làm thay đổi nhiều quy luật của thị trường và ảnh hưởng đến dự đoán của thị trường về diễn biến tiếp theo. Trước và sau khi tăng lãi suất, vàng giảm mạnh và chỉ số VIX (chỉ số đo lường trạng thái biến động chung của thị trường chứng khoán) tăng đột ngột; sau khi tăng lãi suất, đồng USD giảm và thị trường chứng khoán tăng. Những điều này đã phá vỡ các khái niệm và xu hướng truyền thống, logic đằng sau chúng cần được sắp xếp lại và phân tích dựa trên những thay đổi của thị trường hiện đại. Trong quá trình này, việc xác định các rủi ro là quan trọng nhất.