Các nước Trung Đông âm thầm cuộc đua hạt nhân

Thứ Sáu, 27/03/2015, 21:45
Trong khi Mỹ và các cường quốc khác trên thế giới đang nỗ lực để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran, 5 quốc gia đối thủ của Iran lại đang lên kế hoạch ngược lại. Dù năng lượng hạt nhân đã dần suy yếu ở những khu vực khác trên thế giới nhưng nó lại có ảnh hưởng rất lớn tại các quốc gia sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn.

Tháng trước, Ai Cập bằng cách tuyên bố đã thuê Nga xây dựng một lò phản ứng hạt nhân gần Alexandria đã tự thêm mình vào danh sách thành viên mới nhất trong cuộc chạy đua hạt nhân mới nổi.

Tương tự, các nước khác trong khu vực đều đồng loạt tuyên bố về những kế hoạch tương tự. Ngoại trừ Isarel, quốc gia chưa bao giờ công khai thừa nhận sự tồn tại của kho vũ khí hạt nhân của mình, không một quốc gia Trung Đông nào sau Iran có một chương trình hạt nhân hòa bình, hay nói cách khác cho đến khi Các Tiểu vương quốc Arập giàu có xây dựng một lò phản ứng vào tháng 7/2012 (dự kiến hoàn thành năm 2017).

Danh sách hiện nay bao gồm Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan và  Arập Xêút, năm 2014 đã tiết lộ về kế hoạch xây dựng 16 nhà máy hạt nhân trong hai thập niên tiếp theo.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif, và người đứng đầu Tổ chức Năng lượng Nguyên tử của Iran Ali Akbar Salehi, nói chuyện với trợ lý sau khi kết thúc phiên đàm phán với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về chương trình hạt nhân của Iran tại Lausanne, Thụy Sĩ.

Khi Tổng thống Hàn Quốc - quốc gia có 23 nhà máy hạt nhân đến thăm Vương quốc ARập hồi đầu tháng 3, lãnh đạo hai nước đã ký biên bản ghi nhớ kêu gọi Seoul xây dựng 2 trong số những nhà máy hạt nhân nói trên. Arập Xêút cũng thực hiện những thỏa thuận tương tự với Trung Quốc, Argentina và Pháp.

Điện hạt nhân không chỉ được coi là bước đệm đến với vũ khí hạt nhân, nó còn ảnh hưởng đến uy tín của các quốc gia đó là: không được tụt hậu với những nước láng giềng. Đây được xem là lý do chính đáng để các quốc gia Trung Đông đầu tư vào năng lượng hạt nhân.

Jordan gần như không có dầu ở dạng lỏng, nguồn nước hạn chế.  Arập Xêút và Các Tiểu vương quốc Arập có trữ lượng dầu thô lớn nhưng lại tổn thất doanh thu xuất khẩu tiềm năng rất lớn do họ đốt dầu để sản xuất điện. Thổ Nhĩ Kỳ dù tiềm năng thủy điện rất ấn tượng nhưng phải nhập khẩu dầu và khí tự nhiên.

Trong khi số lượng các nhà máy điện hạt nhân giảm mạnh kể từ sau cuộc khủng hoảng tại Nhà máy Fukushima Daiichi ở Nhật năm 2011. Như Đức đã từ bỏ hoàn toàn năng lượng hạt nhân sau thảm họa do rủi ro về môi trường và chi phí cao.

Trung Quốc thì ngược lại - dự định xây dựng 100 lò phản ứng hạt nhân trong tương lai. Riêng chi phí cũng là một rào cản lớn để các nước Trung Đông tham gia "câu lạc bộ hạt nhân".

Xây dựng một nhà máy hạt nhân ngốn ít nhất 5 tỉ USD, trong khi Ai Cập thì quá nghèo, Jordan chủ yếu dựa vào kiều hối và viện trợ nước ngoài.

Arập Xêút đã từng ký kết Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, Iran cũng đã từng ký, và cuối cùng trong cuộc đua này có thể có ít nhất 2 quốc gia nữa tham gia là Ấn Độ và Pakistan, dù 2 quốc gia này cũng không dư giả gì.

Vì vậy cuộc đàm phán ở Thụy Sĩ phần nhiều tập trung ngăn chặn Iran sản xuất bom. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo cũng muốn thuyết phục những láng giềng của Iran rằng, vấn đề hạt nhân sẽ được giải quyết triệt để.

Nếu các cuộc đàm phán kết thúc với thỏa thuận cuối cùng nghiêng phần thắng về cho nước Cộng hòa Hồi giáo thì các quốc gia láng giềng sẽ đẩy nhanh các kế hoạch của họ. điều này sẽ dẫn đến phổ biến hạt nhân cực kỳ nguy hiểm - Laurent Fabius - Ngoại trưởng Pháp nhận định.

Tố Quỳnh (tổng hợp)
.
.