Công nghiệp năng lượng Mỹ dần mất thế thượng phong
Anthony Ling, Giám đốc điều hành của Goldman Sachs cho biết, sự nổi lên của "những con hổ kinh tế" này (gọi tắt BRICs) được thể hiện trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và ngành công nghiệp liên quan đến bảo hiểm, tiêu dùng.
Nghiên cứu của Goldman Sachs cũng cho biết, vào cuối cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991, trong số 20 công ty hàng đầu của ngành công nghiệp năng lượng, Mỹ chiếm 55%, còn 45% thuộc về châu Âu.
Tuy nhiên, đến năm 2007, 35% trong tổng số 20 công ty hàng đầu này lại thuộc về nhóm BRICs, 35% đến từ châu Âu và 30% thuộc về Mỹ. Tỷ lệ này đang tiếp tục thay đổi trong ngành công nghiệp mỏ. 20% trong tổng số 20 công ty hàng đầu của ngành công nghiệp mỏ đến từ nhóm BRICs.
Riêng trong ngành bảo hiểm, BRICs mới chỉ chiếm 10% trong số 20 công ty hàng đầu nhưng sẽ tăng thêm thành 15% trong cuối năm nay và tiếp tục chiếm 15% trong lĩnh vực thực phẩm và thuốc men.
Được biết, trong bảng xếp hạng tính theo tổng giá trị thị trường, Exxon Mobil Corp. của Mỹ vẫn là công ty năng lượng hàng đầu. Nhưng xếp sau nó là PetroChina Co. của Trung Quốc, OAO Gazprom của Nga, Petroleo Brasileiro SA hay Petrobras của Brazil, Tập đoàn dầu mỏ và khí đốt của Ấn Độ.
Nguyên nhân của hiện tượng này, theo phân tích của Ling, là do sự thế chân trong ngành năng lượng. Nếu trước đây, Mỹ, Canada, Anh, Na Uy là những nước sản xuất dầu mỏ truyền thống thì nay 70% khối lượng sản xuất thuộc về các nước ngoài Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế (OECD).
Một nguyên nhân nữa là việc giảm về số kỹ sư xăng dầu ở Mỹ trong khi ngành nghề này lại đang sốt ở các nước khác