Daniel Ellsberg: Người tạo ra làn sóng phản đối chiến tranh tại Việt Nam
Năm 1967 Daniel Ellsberg là người công bố một sự thật về cuộc chiến tranh Việt
Năm 2002, Daniel Ellsberg đã cho xuất bản cuốn sách mang nhan đề "Tiết lộ hồi ức về Việt Nam và tài liệu Lầu Năm Góc" Trong đó, tiết lộ nhiều bí mật về hành động năm đó của ông.
Đôi điều về Daniel Ellsberg
Daniel Ellsberg sinh năm 1931 tại
Cuối năm 1967, Ellsberg xin về nước. Không lâu sau đó, ông tham gia vào tổ chuyên đề lịch sử chiến tranh Việt
Trong thời gian làm việc, Ellsberg với trí tuệ và tài năng của mình đã được Henrry Alfred Kissinger đánh giá cao và giao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng. Kissinger từng nói: “Tôi tìm thấy được nhiều điều ở Ellsberg về chiến tranh Việt
Lương tâm thôi thúc
Là một nhân viên phân tích quân sự cao cấp, Daniel Ellsberg có nhiều cơ hội tiếp xúc với các tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ. Trong quá trình chỉnh lý những tài liệu mật này, ông đã bị sốc trước sự thật về chiến tranh Việt Nam. Những tài liệu mật này đã nói cho ông biết một cách chính xác về toàn bộ hành động lừa bịp của một số quan chức cao cấp của chính phủ thời Tổng thống Lyndon Johnson, tất cả chỉ vì một mục đích: Mưu lợi riêng tư và thành tích cá nhân. Tính đến thời điểm năm 1967, chính họ là kẻ tội đồ đã gây ra cái chết của hơn 1 triệu người dân Việt Nam và 360 nghìn lính Mỹ. Một sự thật khác được tiết lộ từ những tài liệu mật này đã cho Daniel Ellsberg thấy được chính sách lừa bịp dân Mỹ, che đậy sự thật chiến tranh tại Việt Nam của Tổng thống Richard Nixon.
Ông Ellsberg thật sự phẫn nộ. Lương tâm thúc đẩy ông phải công khai sự thật. Như vậy mới có thể an ủi phần nào linh hồn binh lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, giúp những đồng sự của ông thoát khỏi vũng lầy chiến tranh, và để máu của người Việt Nam không còn chảy nữa. Muốn làm được như vậy chỉ còn cách chấm dứt cuộc chiến tranh phi nghĩa này, một cuộc chiến chỉ có máu và nước mắt. Và ông bắt đầu chụp lén những bản tài liệu mật.
Sau khi hoàn tất chụp lén hơn 7.000 trang tài liệu tuyệt mật, ông nói chuyện với một số nghị viên, thuyết phục họ công bố những văn bản này lên Quốc hội Mỹ, thúc giục chính phủ lâm thời nhanh chóng chuyển ý, sớm kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Đáng tiếc, những người này đều tỏ thái độ kinh ngạc và phẫn nộ khi xem những trang tài liệu mật, nhưng không ai trong số này đủ dũng cảm làm theo lời đề nghị của Ellsberg. Bất đắc dĩ, ông đành phải giao tài liệu này cho tờ New York Times, tờ báo dám nói lên sự thật. Thượng tuần tháng 6/1971, những tài liệu này bắt đầu được ra mắt độc giả trên tờ New York Times ngay trên trang nhất.
Tổng thống Nixon đích thân chỉ thị trừng trị Ellsberg
Sau khi những tài liệu này được công bố, lập tức một làn sóng phản đối mạnh mẽ được dấy lên khắp nước Mỹ yêu cầu chính phủ phải rút quân, chấm dứt chiến tranh. Sự kiện này là một đòn chí mạng giáng xuống đầu Chính phủ Nixon. Sau phút bàng hoàng, Tổng thống Nixon liền hạ lệnh cho Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) truy bắt Daniel Ellsberg, lệnh cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Robert McNamara ngay lập tức xóa bỏ hợp đồng với Công ty Rand. Cuối tháng 6-1971, ông Ellsberg bị bắt.
Tiếp theo đó, hành động báo thù Ellsberg cũng bắt đầu. Nixon cho rằng, nếu Ellsberg đã bôi nhọ danh tiếng của ông bằng báo chí, thì ông ta cũng sẽ lấy độ tin cậy của báo chí giết chết Ellsberg. Việc yêu cầu trừng trị ông Ellsberg của Tổng thống Nixon đã được tiết lộ trong một đoạn băng ghi âm.
Tổng thống Nixon: “Hãy tống tên rác rưởi này vào ngục”.
Kissinger: “Vâng, chúng tôi đã bắt hắn rồi”.
Tổng thống Nixon: “Không phải lo lắng về việc xét xử hắn... Chúng ta phải dùng tin tức báo chí để xét xử hắn, dùng báo chí để giết chết hắn... Hiểu chưa?”.
Kissinger và Tư lệnh John Mitchell: “Hiểu rồi ạ”.
Cuối cùng, họ cũng đã thảo luận xong phương pháp mưu hại Ellsberg, biến ông thành một kẻ tội đồ.
Tổng thống Nixon đã giao trọng trách bôi nhọ Ellsberg cho Gordon Ridy và Howard Hunter, cũng là hai nhân vật thi hành nhiệm vụ chính trong vụ xìcăngđan Watergate”. Trước tiên, hai người này sai người ép buộc, thuyết phục bác sĩ tâm lý của Ellsberg chứng nhận ông là một kẻ hoang tưởng, là một kẻ đồng tính. Mục đích là mượn dư luận xã hội để ép Ellsberg tự sát. Đồng thời, họ còn sai người vào phòng giam Ellsberg, tra tấn thể xác ông. Có điều sau đó, sự việc quá lộ liễu, nên chúng phải dừng lại.
Suýt bị tuyên án 115 năm tù giam
Không thể bức tử Ellsberg, cũng không thể làm ông bị điên, Chính phủ Nixon chỉ còn cách tố cáo ông với 12 tội danh, nổi cộm nhất là đánh cắp bí mật quân sự. Nếu tội danh được xác lập, Ellsberg phải đối mặt với án tù giam 115 năm. Để đạt được mục đích, Nixon đã dùng quyền của mình ép buộc toàn bộ bồi thẩm. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Tổng thống Nixon đã phải từ chức bởi dính líu vào vụ Watergate. Dưới áp lực từ nhiều phía, tòa án chỉ còn cách tuyên bố trắng án và phóng thích Ellsberg. Do đó, Daniel Ellsberg trở thành một anh hùng phản chiến trong lòng người dân Mỹ.
Sau khi được tự do, cuộc sống của ông vô cùng khó khăn, ông không thể tìm được bất kỳ một công việc nào. Tất cả các cơ quan chính phủ hay bất kỳ một công ty tư nhân nào đều không muốn nhận một nhân viên “dám cả gan tiết lộ bí mật của ông chủ”. Ông chỉ còn cách sống qua ngày bằng diễn thuyết và viết sách. Nhưng ông vẫn tiếp tục phản đối chiến tranh và từng nhiều lần bị bắt vì tội kháng nghị hành động đưa quân đội ra nước ngoài của Mỹ.
Ông Ellsberg cho biết: “Tôi tin rằng, những người như Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumfeld, Phó tổng thống Dick Cheney đang coi binh sĩ Mỹ là vật hy sinh, họ biết rõ nhất định sẽ có người chết, nhưng họ lại mượn chính cớ đó để phát động chiến tranh Iraq”