Hội nghị thượng đỉnh nhóm BRIC và SCO: Gia tăng hợp tác và ảnh hưởng
Dư luận thế giới đặc biệt quan tâm tới 2 cuộc họp kể trên bởi nó diễn ra trong bối cảnh nhạy cảm - tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những biến đổi sâu sắc, phức tạp và cả thế giới đang phải cùng nhau cố gắng hợp tác để vượt qua những hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Từ hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của BRIC...
Giới quan sát nhận định, tại cuộc gặp của nhóm BRIC, 4 vị nguyên thủ tối cao tập trung thảo luận về cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, cũng như việc cải tổ các định chế quốc tế khác. Đây là lần đầu tiên nhóm BRIC gặp nhau. Được biết, nhiều thỏa thuận hợp tác giữa các nước thuộc nhóm BRIC và SCO sẽ được ký trong dịp này. BRIC hiện chiếm 26% diện tích, 42% dân số thế giới và chỉ riêng trong năm 2008, tổng sản phẩm quốc nội và kim ngạch thương mại của nhóm này đã chiếm tới 14,6% và 12,8% so với thế giới.
Do đó, giới kinh tế đang quan tâm tới động thái của nhóm BRIC khi Brazil và Nga tuyên bố xem xét việc mua 10 tỉ USD trái phiếu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đồng thời bán trái phiếu của Mỹ. Ấn Độ sẽ mua một lượng trái phiếu của IMF tương đương với con số mà Brazil và Nga đã bỏ ra. Trung Quốc cũng đang xem xét đến việc mua ít nhất 50 tỉ USD trái phiếu của IMF.
Từ trái qua: Tổng thống Nga Dimitri Medvedev, Tổng thống Brazil Lula da Silva, Thủ tướng ấn Độ Manmohan Singh và Tổng Bí thư - Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. |
Nga, Trung Quốc và
...đến hội nghị thượng đỉnh lần thứ 9 của SCO
Ngay sau cuộc họp của nhóm BRIC (16/6), Hội nghị thượng đỉnh SCO (gồm 6 nước: Trung Quốc, Kyrgyzstan, Kazakstan, Nga, Tajikistan, Uzbekistan) lần thứ 9 cũng diễn ra và đây là diễn đàn để Nga và Trung Quốc cùng thể hiện vai trò là một thực thể chính trị đã và đang nổi lên trên thế giới. Được biết, lãnh đạo các nước SCO tập trung thảo luận về việc hợp tác trong các lĩnh vực đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chống chủ nghĩa khủng bố, chống buôn bán ma túy và các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia.
Không chỉ quan tâm tới tình hình nội bộ, SCO cũng đang "vươn cánh tay" tới một số lĩnh vực khác như tình hình
Nga và Trung Quốc cũng tăng cường hợp tác quân sự thông qua việc tổ chức cuộc diễn tập chung mang tên "Sứ mệnh Hòa bình 2009". Tổ chức này sẽ diễn ra tại Nga vào cuối tháng 7 với mục đích tiêu diệt lực lượng khủng bố. Phó tư lệnh Lục quân Nga, Trung tướng Sergey Antonov cho biết, "Sứ mệnh Hòa bình 2009" sẽ được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu sẽ diễn ra tại Khabarovsk, giai đoạn hai và giai đoạn ba sẽ diễn ra gần thị trấn Baichen và mỗi nước sẽ cử khoảng 1.300 quân tham gia cuộc diễn tập kể trên.
Trước đó (17/4), 5 nước thành viên SCO cũng đã tiến hành cuộc tập trận chung mang tên "Nurek-chống khủng bố 2009". Mục đích của cuộc tập trận là điều phối và hoàn thiện thao tác phối hợp hành động của lực lượng vũ trang những nước thành viên SCO để có thể giáng trả mọi cuộc tấn công của các tổ chức khủng bố quốc tế, đồng thời nâng cao trình độ tác chiến và nghiệp vụ của những đơn vị này.
Mặc dù mới thành lập từ năm 2001, nhưng đến nay SCO đã hạn chế được ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực Trung Á, cũng như một số khu vực nhạy cảm khác. Giới phân tích nhận định, Mỹ và NATO không thể ngồi yên nếu SCO kết nạp thêm Iran, Pakistan và Ấn Độ bởi khi đó vai trò cũng như ảnh hưởng của tổ chức này sẽ tạo ra một vành đai an ninh vững chắc trên phạm vi rộng, ảnh hưởng không nhỏ tới địa - chính trị trên phạm vi toàn cầu. Vấn đề càng trở nên quan trọng sau khi Mỹ bị mất vai trò tại khu vực Trung Á cũng như sa lầy tại chiến trường
Hội nghị thượng đỉnh SCO lần thứ 8 đã ra được "Tuyên bố chung