Mafia dược phẩm
Có thể tóm tắt báo cáo này như sau: về vấn đề thương mại hóa dược phẩm trên thế giới, tình hình cạnh tranh hoạt động không được lành mạnh do các tập đoàn dược phẩm lớn dùng mọi cách và thủ đoạn để ngăn cản các phương pháp chữa trị hữu hiệu hơn lọt vào thị trường châu Âu và nhất là tìm cách làm giảm giá trị những loại dược phẩm đồng chủng loại nhưng có giá rẻ hơn. Hậu quả là người tiêu dùng châu Âu không thể tiếp cận được những phương pháp và dược phẩm đồng chủ loại, từ đó không chỉ khiến người bệnh tiêu tốn nhiều tiền hơn mà còn khiến cả các hệ thống bảo hiểm y tế và xã hội phải thanh toán chi phí điều trị và nằm viện nhiều hơn cho người được bảo hiểm.
Dược phẩm đồng chủng loại có thành phần hoạt chất, liều lượng, hình dáng, mức độ an toàn và hiệu quả hoàn toàn giống với dược phẩm nguyên bản được các hãng dược phẩm lớn độc quyền sản xuất. Thời hạn độc quyền, bắt đầu tính từ khi dược phẩm được thương mại hóa, vào khoảng 15 năm. Tuy nhiên, luật bảo vệ hoạt chất phân tử nguyên bản của dược phẩm có thể kéo dài 20 năm. Sau thời hiệu kể trên, các hãng sản xuất dược phẩm khác (chủ yếu tại các nước như
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và phần lớn chính phủ các nước trên thế giới đều khuyến cáo người dân nên dùng dược phẩm đồng chủng loại vì lý do giá thành thấp, từ đó tạo điều kiện cho việc tiếp cận những dịch vụ y tế được bình đẳng hơn trong xã hội. Cần nhắc lại rằng 90% chi phí của các hãng dược phẩm lớn sử dụng trong việc bào chế ra một loại thuốc mới được dành để chăm sóc cho những căn bệnh nhà giàu, vốn chỉ chiếm 10% dân số toàn cầu.
Mục tiêu của các hãng dược phẩm lớn là nhằm kéo dài, bằng mọi cách, thời hiệu của giấy chứng nhận bản quyền, chẳng hạn như đưa thêm nhiều chất bổ trợ được cho là không cần thiết vào thành phần của thuốc. Điều này sẽ cho phép kéo dài thời gian độc quyền khai thác và ngăn cản sự xâm nhập của các loại dược phẩm đồng chủng loại.
Theo thống kê của Intercontinental Marketing Services (IMS) Health, công bố ngày 19/3/2009, thị trường dược phẩm thế giới hiện chiếm khoảng 700 tỉ euro. Khoảng 10 hãng dược phẩm khổng lồ trên thế giới, trong đó có 7 hãng chính được gọi là Big Pharma (Bayer, GlaxoSmithKline (GSK), Merck, Novartis, Pfizer, Roche, Sanofi-Aventis) đã kiểm soát hết một nửa thị trường này. Lợi nhuận của các tập đoàn này cao hơn nhiều so với các tổ hợp khổng lồ về công nghiệp quân sự.
Mỗi euro đầu tư vào nghiên cứu bào chế thuốc mới sẽ đem về khoản lợi nhuận cao gấp 1.000 lần. 3 tập đoàn trong số đó là GSK, Novartis, Sanofi, còn đang chuẩn bị kiếm thêm được hàng tỉ euro trong thời gian tới nhờ bán vắc xin ngừa virus cúm A(H1N1). Những khoản tiền khổng lồ này sẽ giúp các Big Pharma có được một sức mạnh tài chính siêu đẳng, chuyên dùng vào việc hạ bệ các hãng sản xuất thuốc đồng chủng loại. Họ nuôi rất nhiều tổ chức vận động hành lang, ăn nằm thường trực tại Ủy ban đăng ký bản quyền dược phẩm châu Âu (OEB), trụ sở lại Munich (Đức), để gây áp lực nhằm trì hoãn càng lâu càng tốt việc cho phép đưa vào thị trường các loại dược phẩm đồng chủng loại.
Các Big Pharma còn tiến hành cả những chiến dịch tung tin đồn nhảm nhằm bôi nhọ chất lượng của các loại thuốc này cũng như những phương pháp điều trị mới đến từ bên ngoài, để từ đó khiến người tiêu dùng quay lưng với dược phẩm giá rẻ. Theo báo cáo mới nhất của Ủy ban châu Âu, kết quả của những thủ đoạn trên là người bệnh phải chờ đợi vô ích trung bình khoảng 7 tháng trước khi có được thuốc đồng chủng loại. Điều này đồng nghĩa với việc các hãng dược phẩm lớn thu về khoảng 3 tỉ euro từ người bệnh trong thời gian này và các hệ thống bảo hiểm y tế và xã hội phải mất thêm 20% ngân sách.
Sự thống trị của các tập đoàn dược phẩm không chỉ giới hạn tại châu Âu. Họ còn tham gia vào cả những vụ lật đổ chính thể các nước mà điển hình nhất gần đây là vụ đảo chính hôm 28/6 lật đổ Tổng thống Manuel Zelaya tại Honduras, quốc gia nhập khẩu toàn bộ lượng thuốc men từ các Big Pharma. Ông Zelaya đã bị lật đổ trong lúc đang tiến hành đàm phán với Cuba về một hợp đồng thương mại cho phép nhập khẩu thuốc đồng chủng loại thay thế thuốc nguyên bản của các Big Pharma nhằm giảm chi ngân sách cho các bệnh viện công tại Honduras. Hơn nữa, tại Hội nghị thượng đỉnh hôm 24/6 vừa qua, Tổ chức các nước châu Mỹ Latinh (ALBA) đã cam kết xem xét lại "học thuyết về quyền sở hữu trí tuệ", mà cụ thể hơn là tính bất khả xâm phạm của giấy chứng nhận bản quyền đối với các dược phẩm. Hai dự án trên, đe dọa trực tiếp tới quyền lợi của các Big Pharma, đã dẫn đến việc các tập đoàn dược phẩm quốc tế không hề lưỡng lự khi ủng hộ lực lượng đối lập lật đổ Tổng thống Zelaya.
Về phần mình, Tổng thống Mỹ, Barack Obama, đang tiến hành cải cách y tế theo đó sẽ có khoảng 47 triệu người Mỹ không có bảo hiểm y tế, cũng đang phải đối mặt với sự tức giận của các tập đoàn dược phẩm hùng mạnh. Khoản tiền mà ông Obama đang dự định sẽ cắt giảm sau cuộc cải cách này lên đến 190 tỉ euro, chiếm 18% GDP nước Mỹ. Đây là chiếc bánh không chỉ có các Big Pharma mà cả các công ty bảo hiểm, các bệnh viện cũng đều có phần. Và không ai trong số họ muốn mất đi phần béo bở của mình.
Chính vì vậy, với sự hậu thuẫn của các phương tiện truyền thông bảo thủ nhất và bộ máy của đảng Cộng hòa, hàng chục triệu USD đã được các hãng dược phẩm, bảo hiểm... chi ra để tiến hành các chiến dịch tung tin đồn nhảm nhằm phá hoại chính sách cải cách y tế của chính quyền Obama.
Theo các nhà quan sát, đây là một cuộc chiến quan trọng nhất. Sẽ là bi kịch nếu Mafia dược phẩm giành chiến thắng, bởi vì sau đó, các hãng dược phẩm lớn sẽ được đà xông lên, tấn công hàng loạt tại các nước khác trên toàn thế giới để ngăn cản việc sử dụng thuốc đồng chủng loại và phá vỡ hy vọng thiết lập một hệ thống y tế giá rẻ và bền vững hơn trên thế giới