Quần đảo Manvinat lại "nóng" trong quan hệ Anh - Argentina
Mới đây, Tổng thống Cristina Fernandez de Kirchner đã ký một sắc lệnh cho phép Hải quân
"Tất cả những con tàu có dự định qua lại giữa các cảng trên đất Argentina và quần đảo Manvinat, cũng như những con tàu qua lại lãnh hải Argentina trên đường tới các hòn đảo trên cần phải có được sự cho phép của chính quyền Argentina" - đó là một phần nội dung sắc lệnh của Tổng thống Cristina Kirchner. Trong văn kiện trên không nêu rõ những biện pháp cụ thể mà phía
Theo giải thích của người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Fernandez, một ủy ban chính phủ với nhiều đặc quyền mới sẽ được giao trách nhiệm soạn thảo những biện pháp giám sát và kiểm tra tất cả những con tàu trong khu vực trên. Nhiệm vụ chính của ủy ban này, theo như ông Fernandez là "bảo vệ không chỉ chủ quyền mà còn tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên của
Sắc lệnh của Tổng thống Cristina Kirchner được cho là lại có nguy cơ làm nóng cuộc xung đột về lãnh thổ giữa Anh và Argentina kéo dài gần hai thế kỷ qua, mà đỉnh điểm là cuộc xung đột vũ trang đẫm máu vào năm 1982. Quay trở lại với lịch sử, toàn bộ quần đảo trên - khi đó có tên bằng tiếng Tây Ban Nha là Las Malvinas - trước năm 1833 do phía Argentina nắm giữ, sau đó bị quân đội Hoàng gia Anh giành quyền kiểm soát.
Tháng 4/1982, phía
Với tiềm lực quân sự yếu hơn,
Vấn đề tranh chấp quần đảo Manvinat có nguy cơ nóng trở lại, sau khi có thông tin cho biết, một vài công ty của Anh trong thời gian tới dự định sẽ tổ chức thăm dò và khai thác dầu mỏ tại khu vực thềm lục địa gần Manvinat, nơi mà Argentina luôn coi là thuộc lãnh thổ của mình. Theo đó, Công ty Desire Petroleum Plc đã nhận được giấy phép của Chính phủ Anh cho các hoạt động tìm kiếm ở vị trí cách quần đảo Manvinat 160km về phía bắc - nơi theo ước tính của các chuyên gia có trữ lượng khoảng 3,5 tỉ thùng dầu và 9 ngàn tỉ mét khối khí đốt. Báo chí Anh còn cho biết, hoạt động thăm dò khai thác này còn có sự trợ giúp của hệ thống dàn khoan nổi Ocean Guardian.
Trước đó một tuần, chính quyền Argentina đã ra lệnh ngừng xếp một lô đường ống dẫn lên chiếc tàu Thor Leader của nước ngoài tại cảng Campana của Argentina, sau khi các nhà chức trách nhận được thông tin cho biết, số ống trên sẽ được các công ty Anh sử dụng cho hoạt động thăm dò dầu khí tại khu vực quần đảo đang tranh chấp. Ngay sau đó, Bộ Ngoại giao
Phản ứng của phía Anh trước những thông tin trên vẫn tỏ ra kìm nén, nhưng không kém phần cứng rắn. Theo Thủ tướng Gordon Brown, nước Anh "có toàn quyền tìm kiếm dầu mỏ tại khu vực này, và người
Ông Brown đã từ chối bình luận về thông tin của báo chí Anh cho rằng, chính quyền nước này đang tăng cường lực lượng quân sự tại quần đảo Falkland, tuy nhiên vẫn khẳng định rằng, "quần đảo đang được bảo vệ một cách hữu hiệu". Đại diện Bộ Quốc phòng Anh khẳng định, các tàu chiến cùng lực lượng đồn trú có tổng cộng 1.076 binh sĩ hoàn toàn có đủ khả năng bảo vệ quần đảo trên. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh bày tỏ hy vọng rằng, hai nước sẽ có những "cuộc thảo luận hợp tình hợp lý" về vấn đề trên nhằm tránh nguy cơ của một cuộc xung đột quân sự như năm 1982.
Với tất cả những động thái trên, những diễn biến tiếp theo liên quan đến quần đảo Manvinat chắc chắn sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ kiên quyết của chính quyền