Quốc gia đầu tiên trên thế giới không có khí thải
Tokelau, quốc gia nhỏ bé mà có lẽ nhiều người trong chúng ta chưa hề nghe đến tên gọi đang cố gắng trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng hoàn toàn năng lượng tái tạo không khí thải để cứu môi trường.
Toàn bộ dân số của đảo quốc nhỏ bé Tokelau chỉ khoảng 1.500 người, thu nhập bình quân tính theo đầu người của nước này vào khoảng 1.000 USD một năm. Thế cho nên sản lượng khí thải nhà kính của Tokelau chỉ là một phần cực nhỏ so với toàn cầu. Tất cả 3 đảo san hô vòng nằm ở phía nam Thái Bình Dương tạo thành một vùng lãnh thổ thuộc quyền bảo hộ của New Zealand và chúng hầu như phụ thuộc vào ngân sách tài trợ của New Zealand. Nhưng đảo quốc này cũng có quốc phục riêng để tham gia những sự kiện văn hóa thể thao thế giới dưới ngọn cờ của mình. Tokelau hiện đang nằm trong danh sách các vùng lãnh thổ không hoàn toàn độc lập của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Thế tại sao Tokelau nhỏ bé hướng đến mục tiêu sử dụng 100% năng lượng tái tạo? Nguồn năng lượng hỗn hợp của Tokelau bao gồm khoảng 93% năng lượng mặt trời và 7% nhiên liệu sinh học sản xuất từ dầu dừa địa phương. Nhiên liệu hóa thạch có thể rẻ hơn tại nhiều phần khác của thế giới, song khi nguồn này được vận chuyển vượt qua hàng ngàn km đại dương thì giá thành sẽ đội lên cao. Do đó, chính quyền
Người dân trên đảo ý thức rất rõ về hậu quả của biến đổi khí hậu bởi vì tương lai của đảo san hô chỉ cao hơn mặt nước biển chừng 2 mét là tối đa - một dấu hiệu hết sức tồi tệ cho sự sống còn của Tokelau. Tác động của biến đổi khí hậu có thể nhận chìm đảo xuống lòng đại dương và thực tế cho thấy mực nước biển đang ngày một tăng cao. Đó là lý do khiến họ chấp thuận biến đảo quốc thành nơi chỉ sử dụng năng lượng tái tạo từ mặt trời và dầu dừa từ năm 2012.
Theo mô hình mới, Tokelau sẽ tiến hành lắp đặt các tấm pin quang điện mặt trời kèm theo nguồn năng lượng bổ sung từ dầu dừa để cung cấp cho nhu cầu điện sử dụng trên đảo. Về nguồn dầu dừa thì Tokelau không thiếu vì đây là thiên đường của cây dừa