Sức mạnh nhóm tàu tác chiến Mỹ thăm Đà Nẵng
Theo các nhà bình luận, chuyến thăm này tiếp nối chuyến thăm lịch sử năm 2018 của tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70) và đánh dấu những bước phát triển trong quan hệ ngoại giao giữa hai nước.
USS Theodore Roosevelt là tàu sân bay thứ 4 thuộc lớp Nimitz của Hải quân Mỹ với thủy thủ đoàn gồm 5.000 người tham gia hỗ trợ và thực hiện các hoạt động không quân trên biển với lượng máy bay có thể mang theo là 90 chiếc các loại. Con tàu được đặt tên để vinh danh Theodore Roosevelt, Tổng thống thứ 26 của Mỹ và đây cũng là tàu thứ 4 được đặt tên của vị tổng thống này.
Hãng CNN cho hay, USS Theodore Roosevelt được ra mắt vào năm 1984 nhưng chỉ bắt đầu được triển khai vào năm 1988 sau khi hoàn thành tốt những thử nghiệm trên biển và các bài tập luyện. Trong một năm đầu, USS Theodore Roosevelt nhận nhiệm vụ tuần tra trên biển Địa Trung Hải và đã tham gia chiến dịch Bão táp sa mạc đầu năm 1991.
Khi các lực lượng Iraq tấn công người Kurd, USS Theodore Roosevelt và tàu sân bay CVW-8 là một trong những lực lượng liên minh đầu tiên tham chiến ở miền Bắc Iraq. Hết 189 ngày tham chiến và 176 ngày trên biển, USS Theodore Roosevelt giành giải thưởng Cup Battenberg năm 1991 với tư cách là con tàu hàng đầu của Hạm đội Đại Tây Dương.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. ảnh: US Navy. |
2 năm sau lần tham chiến đầu tiên, USS Theodore Roosevelt lại cùng với CVW-8 tham gia Lực lượng đặc nhiệm trên không (SPMAGTF) trong một thử nghiệm hợp tác giữa thủy quân lục chiến đa năng và tàu sân bay. Tháng 6 năm 1993, USS Theodore Roosevelt nhận lệnh tham gia chiến dịch Theo dõi miền Nam, thực thi khu vực cấm bay qua Iraq trong 184 ngày.
Năm 1995, USS Theodore Roosevelt lại cùng với CVW-3 hỗ trợ cho chiến dịch Đồng hồ Nam ở Địa Trung Hải và vịnh Ba Tư. Nhưng có lẽ, USS Theodore Roosevelt được nhắc đến nhiều nhất là sau khi tàu sân bay này thực hiện chiến dịch Tự do bền vững do Lầu Năm Góc triển khai nhằm vào tổ chức khủng bố Al-Qaeda trên đất Afghanistan.
Từ biển Bắc Arab, USS Theodore Roosevelt và CVW-1 đã tung ra những đòn hỏa lực đầu tiên nhằm vào mục tiêu khủng bố. Năm 2003, khi Mỹ không kích Iraq, USS Theodore Roosevelt cũng đã có mặt cùng với USS Harry Truman...
Từ năm 2015 đến nay, USS Theodore Roosevelt thực hiện sứ mệnh “vòng quanh các vùng biển thế giới” và đã trải qua các khu vực do Hạm đội 5 và 6 quản lý trước khi được phân về Hạm đội 7 - đơn vị thực hiện các hoạt động hải quân được triển khai ở tiền phương nhằm hỗ trợ cho các lợi ích quốc gia của Mỹ trong khu vực hoạt động ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Là hạm đội có lực lượng đông nhất của hải quân Mỹ, Hạm đội 7 tương tác với 35 quốc gia ven biển khác để xây dựng quan hệ đối tác nhằm tăng cường an ninh biển, thúc đẩy ổn định và ngăn ngừa xung đột. Các chuyên gia quân sự tiết lộ, với độ dài 333m, độ rộng 76,8m; độ choán nước toàn tải là hơn 117.000 tấn, USS Theodore Roosevelt nổi lên là tàu chiến chủ lực và mạnh nhất trong số 10 tàu sân bay lớp Nimitz được đưa vào hoạt động từ cuối những năm 1970 đến nay.
Cũng theo tin từ hãng CNN, nhóm tàu sân bay tác chiến Theodore Roosevelt bao gồm tổng cộng 6.500 thủy thủ, một tàu sân bay, một không đoàn, một tàu tuần dương và sáu tàu khu trục. Lần này đến Việt Nam, tuần dương hạm hộ tống USS Theodore Roosevelt là USS Bunker Hill. Đây là tàu tuần dương tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga của hải quân Mỹ do Tập đoàn đóng tàu Litton-Ingalls đặt tại Pascagoula, Mississippi sản xuất.
USS Bunker Hill là tàu tuần dương lớp Ticonderoga đầu tiên được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mark 41 (VLS) thay cho các bệ phóng tên lửa Mark 26 tay đôi của những tàu trước, giúp cải thiện đáng kể tính linh hoạt và hỏa lực của tàu bằng cách cho phép chúng bắn tên lửa RGM-109 Tomahawk.
Năm 1990, USS Bunker Hill cũng đã hỗ trợ cho chiến dịch Khiên sa mạc và chiến dịch Bão táp sa mạc, từng là Tư lệnh Chiến tranh không quân đa quốc gia (AAWC). Sau khi kết thúc chiến tranh Vùng Vịnh, USS Bunker Hill đã tham gia tổ chức và thành lập chiến dịch Đồng hồ Nam, thiết lập vùng cấm bay trên miền Nam Iraq. Năm 1993, USS Bunker Hill đã thực hiện một chuyến thăm lịch sử đến thành phố Vladivostok của Nga và sau đó một năm thì thăm cảng đến Thanh Đảo ở Trung Quốc.
Tháng 7 năm 1998, USS Bunker Hill trở lại San Diego và sau đó 2 năm thì được triển khai cùng với Nhóm trận chiến Lincol, một lần nữa tham gia chiến dịch Đồng hồ Nam. USS Bunker Hill cũng hộ tống Nhóm sẵn sàng đổ bộ Tarawa (ARG) trong khi tiến hành các hoạt động nhân đạo ngoài khơi Đông Timor và diễn tập huấn luyện ở Kuwait...
Tháng 12 năm 2004, USS Bunker Hill lại rời San Diego và chịu sự chỉ huy của ESG-5 trong hoạt động tại Trung Đông trước khi tới bờ biển Banda Aceh để hỗ trợ nhân đạo cho Indonesia, giúp ứng phó với thảm họa kép động đất và sóng thần. 3 năm sau, USS Bunker Hill đã được gửi đến bờ biển Somalia để tiến hành các hoạt động chống khủng bố như một phần của lực lượng đặc nhiệm Dwight D. Eisenhower rồi tới Haiti năm 2010.