Thách thức của tân tổng thống Iran
- Tổng thống Iran: Bất đồng chính với Mỹ đã được xử lý!
- Tổng thống Iran: Mỹ thừa nhận chính sách chống Iran đã thất bại
Ngày 18 tháng 6, hai ngày sau chiến thắng, tân Tổng thống Iran Ebrahim Raissi, đã bắt đầu về vấn đề cấp bách nhất với Iran vào thời điểm này. Được báo chí phương Tây mô tả là cực kỳ bảo thủ, tuy nhiên, ông khẳng định sẽ không đặt nghi vấn về các cuộc đàm phán trung gian giữa Tehran và Washington về chương trình hạt nhân của đất nước ông, hiện đang diễn ra ở Vienna.
Bernard Hourcade, giám đốc nghiên cứu danh dự của Trung Tâm nghiên cứu quốc gia Pháp (CNRS), chuyên gia về Iran, cho rằng thông báo của ông Raissi cho thấy các cuộc đàm phán ở Vienna chắc chắn sẽ hồi sinh - trong những ngày tới - thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015 và bị ông Trump từ bỏ vào năm 2018. Do đó, theo chuyên gia Bernard Hourcade, sự đặt cược lớn cho nhiệm kỳ tổng thống của ông Ebrahim Raissi sẽ liên quan đến hậu quả của việc Mỹ quay trở lại Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) và việc hủy bỏ các lệnh trừng phạt, đặc biệt là kinh tế, chống lại Tehran.
Những khó khăn kinh tế, y tế chờ đón ông Ebrahim Raissi ở phía trước. |
Ở một đất nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng y tế, đặc biệt do hàng thập kỷ bị cấm vận, người dân Iran đang nóng lòng chờ đợi sự trở lại sân khấu quốc tế của đất nước họ. Tuy nhiên, Bernard Hourcade lưu ý, sự phát triển kinh tế của Tehran không chỉ nhờ việc Iran quay trở lại thị trường thế giới…. Ông Raissi thực sự phải đồng ý ký vào các quy tắc minh bạch tài chính của FATF (Nhóm Hành động Tài chính), bắt buộc để xác nhận bất kỳ giao dịch ngân hàng quốc tế nào.
Một sự cởi mở được kiểm soát và theo từng giai đoạn, để tránh làm sụp đổ một hệ thống kinh tế có rất nhiều ràng buộc hoặc để tránh gây ra một cuộc chiến nội bộ giữa các nhóm quyền lực khác nhau (giáo sĩ, Vệ binh Cách mạng) đang kiểm soát hệ thống này.
Ông Raissi thừa nhận những thách thức nội bộ to lớn mà ông phải đối mặt, đó là đưa nền kinh tế Iran đi đúng hướng, loại bỏ động lực tân tự do của người tiền nhiệm Rouhani và chống lại nạn tham nhũng lan rộng. Thực tế là tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu chỉ đạt 48,7%, so với tỷ lệ trung bình 70% trong ba cuộc bầu cử tổng thống trước đó, sẽ khiến nhiệm vụ này càng khó khăn hơn.
Trong cuộc họp báo đầu tiên với tư cách là tổng thống được bầu với 62% số phiếu, liên quan đến JCPOA, ông Ebrahim Ra#ssi nói rõ: “Mỹ phải ngay lập tức trở lại JCPOA và dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt. Các cuộc đàm phán JCPOA tại Vienna sẽ tiếp tục, nhưng không ảnh hưởng đến tương lai của Iran. Chương trình tên lửa đạn đạo của Iran hoàn toàn không thể thương lượng trong JCPOA và sẽ không bị kiềm chế”.
Khi được một nhà báo Nga hỏi liệu ông có gặp Tổng thống Biden nếu một thỏa thuận đạt được ở Vienna và mọi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, câu trả lời của ông Raisi là “không”. Về nguyên tắc, ông Raissi ủng hộ việc tái lập JCPOA như đã được ký kết vào năm 2015, phù hợp với các hướng dẫn của lãnh tụ tinh thần Ayatollah Khamenei. Nhưng nếu các cuộc đàm phán ở Vienna tiếp tục vô thời hạn và người Mỹ tiếp tục kiên quyết viết lại thỏa thuận khi lôi kéo Iran vào các lĩnh vực khác thuộc an ninh quốc gia, thì đây sẽ là dấu chấm hết cho JCPOA.
Khi nói đến chính sách đối ngoại, ông Raissi chỉ rõ con đường của Iran là rõ ràng: tập trung vào chiến lược “nhìn về phía đông”, liên quan đến hợp tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc và Nga. Iran muốn trở thành một nút thắt thiết yếu của hội nhập Á- u hoặc, theo tầm nhìn của Nga, về quan hệ đối tác của Đại u-Á.
Theo Giáo sư Mohammad Marandi của Đại học Tehran, “Iran sẽ xoay chuyển về phía đông và phía nam. Iran sẽ cải thiện quan hệ với Trung Quốc và Nga, đặc biệt là trước sức ép và các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tổng thống đắc cử Raissi sẽ bố trí tốt hơn để tăng cường các liên kết này hơn là chính quyền sắp mãn nhiệm”.
Ông Marandi nói thêm: “Iran sẽ không cố ý làm tổn hại đến thỏa thuận hạt nhân nếu người Mỹ - và người châu u – cam kết thực hiện đầy đủ. Ngoài ra, các nước láng giềng và các quốc gia trong khu vực cũng sẽ được tân chính quyền Tehran ưu tiên. Iran vì vậy sẽ không còn phụ thuộc vào phương Tây nữa”.
Ebrahim Raissi phát biểu trong cuộc họp báo đầu tiên trên cương vị Tổng thống Iran. |
Ông Marandi cũng chỉ ra một sự khác biệt khá rõ ràng, khi nói rằng chính sách hiện tại của Iran là “một sai lầm lớn” của chính quyền Rouhani, nhưng “không phải lỗi của Bộ Ngoại giao mà là của toàn bộ chính phủ”. Điều này ngụ ý rằng chính quyền Rouhani đã đặt tất cả cá cược của mình vào JCPOA và hoàn toàn không chuẩn bị cho cuộc tấn công “gây áp lực tối đa” của chính quyền Trump, điều này trên thực tế đã triệt tiêu tầng lớp trung lưu Iran theo chủ nghĩa cải cách. Tóm lại, trong thời đại của Ra#ssi, “sự kiên nhẫn chiến lược” với Mỹ sẽ kết thúc.
Chính sách “nhìn về hướng Đông” của Iran được thể hiện qua quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Iran-Trung trị giá 400 tỷ USD, có liên quan trực tiếp đến Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), và điều này cũng hỗ trợ Iran gia nhập Liên minh Kinh tế Á- u (EAEU) do Nga lãnh đạo. Do đó, Iran, với tư cách là một trung tâm kết nối Á- u, sẽ định hình tương lai địa chính trị và địa kinh tế của nước này. Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, viễn thông, cảng, đường sắt, y tế công cộng và công nghệ thông tin của Iran, không quên ký kết các thỏa thuận song phương về phát triển vũ khí và chia sẻ thông tin tình báo. Iran đã ký kết một thỏa thuận thương mại tự do tạm thời với EAEU, có hiệu lực kể từ tháng 10 năm 2019.
Một thỏa thuận chính thức – khi Iran là thành viên đầy đủ - có thể được ký kết trong những tháng đầu tiên của kỷ nguyên Raissi, với những kết quả quan trọng đối với thương mại từ Nam Caucasus đến Tây Nam Á theo nghĩa rộng, và thậm chí cả Đông Nam Á: Việt Nam và Singapore đã có các khu thương mại tự do với EAEU.
Về phía Nga, động lực sẽ đến từ sự phát triển của Hành lang Giao thông Quốc tế Bắc Nam (INSTC), nơi cạnh tranh trực tiếp với một hành lang đất liền Đông-Tây có thể bị tấn công bất cứ lúc nào bởi các lệnh trừng phạt ngoài lãnh thổ của Mỹ.Những luận điệu của Mỹ về sự “cô lập” của Iran không đánh lừa được bất kỳ ai ở Tây Nam Á - bằng chứng là sự phát triển của mối quan hệ tương tác với Trung Quốc và Nga. Vì vậy, kỷ nguyên Ra#ssi dẫn đến sẽ là một liên minh vững chắc hơn giữa Iran với Trung Quốc và quan hệ đối tác Đại Á- u.