Thế lưỡng nan trong quan hệ EU - Trung Quốc
Tiến trình phê chuẩn CAI dường như đã rơi vào bế tắc. Đây là vấn đề mà cả Trung Quốc và EU đều quan tâm. Và việc chỉ tập trung vào riêng thỏa thuận, rõ ràng sẽ là không thể tìm ra câu trả lời, vì thỏa thuận này chỉ là một phần của mối quan hệ Trung Quốc - EU vốn rộng lớn hơn nhiều.
Ủy ban châu Âu (EC) trước đây tuyên bố việc phê chuẩn thỏa thuận không thể tách rời sự phát triển của quan hệ Trung Quốc - EU và triển vọng CAI có được thông qua hay không còn phụ thuộc vào tình hình diễn biến quan hệ giữa hai bên.
Trở lại thời điểm 30-12-2020, sau 7 năm và 35 vòng đàm phán, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và EU đã cùng nhau tuyên bố hoàn tất đàm phán CAI. Thông tin CAI hoàn tất đàm phán trước khi ông Biden lên nắm quyền Tổng thống Mỹ và rơi vào ngày cuối cùng của năm 2020 đã gây xôn xao dư luận quốc tế vào thời điểm đó.
CAI là hiệp định tham vọng nhất mà Trung Quốc đạt được trong lĩnh vực tiếp cận thị trường và cạnh tranh bình đẳng. |
Trong bối cảnh Mỹ tuyên bố tái tăng cường phối hợp với EU trong chính sách đối với Trung Quốc và chính sách đối với Trung Quốc của EU đang có những điều chỉnh, việc hoàn tất đàm phán CAI chắc chắn là một bước đột phá quan trọng trong quan hệ giữa hai bên, đồng thời nó cũng tạo động lực mới cho mối quan hệ Trung Quốc - EU đang thay đổi.
Quyền tự chủ chiến lược của EU, sự thúc đẩy của các cường quốc như Đức, Pháp và cam kết mở cửa thị trường của Trung Quốc trong hiệp định đều là những động lực quan trọng giúp quá trình đàm phán hiệp định diễn ra suôn sẻ.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc tế của EP, CAI là hiệp định tham vọng nhất mà Trung Quốc đạt được trong lĩnh vực tiếp cận thị trường và cạnh tranh bình đẳng, đặc biệt là về phương diện phát triển bền vững. Các nhà đàm phán của EU giành được nhiều lợi ích hơn bất kỳ nhà đàm phán nước nào khác từ Trung Quốc. Và khi đó, CAI được cho là chưa bị chính trị hóa.
Tuy nhiên, sau hơn một năm cân nhắc, EP đã thông qua cơ chế trừng phạt nhân quyền toàn cầu ngay trước Ngày Nhân quyền thế giới của Liên Hợp Quốc (ngày 10-12). Ngay sau đó là việc EU kiên quyết áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 4 quan chức Trung Quốc ở Tân Cương và một thực thể. Đối với Trung Quốc, quốc gia luôn coi EU là đối tác chiến lược toàn diện, thì điều này rõ ràng là khó hiểu và không thể chấp nhận được.
Từ thời điểm EU quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt nhân quyền đối với Trung Quốc, CAI càng rõ ràng đã bị chính trị hóa. Điều này là do EU cho rằng Trung Quốc sẽ không nhắm mắt làm ngơ trước các lệnh trừng phạt của EU và khi Trung Quốc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với EU, họ cũng nên nghĩ rằng điều này có thể có tác động đến tiến trình CAI.
Xét về khía cạnh này, việc EP gắn CAI với việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt là không có gì đáng ngạc nhiên. CAI và cơ chế trừng phạt nhân quyền lần lượt thể hiện đường hướng trong chính sách của EU đối với Trung Quốc. Các cơ chế này đã trở nên vướng víu vì lệnh trừng phạt nhân quyền của EU đối với Trung Quốc. Do đó mới dẫn đến thế bế tắc như hiện nay, đồng thời cũng cho thấy một số tình huống khó xử đã cản trở chính sách của EU đối với Trung Quốc trong nhiều năm.
Trong bối cảnh nhiều vấn đề phức tạp đan xen lẫn nhau, thái độ của EU đối với CAI và chính sach của EU đối với Trung Quốc đã thực sự bước vào giai đoạn chờ đợi và điều chỉnh. Nói cách khác, EU đang trong giai đoạn đánh giá tổng thể mối quan hệ với Trung Quốc và CAI chỉ là một phần trong đó. Các cuộc thảo luận xung quanh CAI chắc chắn sẽ được phản ánh trong đánh giá chính sách của EU đối với Trung Quốc và thái độ cuối cùng của EU đối với CAI cũng có thể được coi là phong vũ biểu của EU đối với Trung Quốc.
Tất nhiên, chờ đợi và điều chỉnh không có nghĩa là CAI đã bị đặt dấu chấm hết. Do quan hệ chính trị Trung Quốc và EU đang gặp bế tắc, hai bên khó có thể thực hiện hiệu quả việc thúc đẩy CAI. Và việc thúc đẩy phê chuẩn CAI cũng nên bắt đầu từ việc phá vỡ thế bế tắc nhằm ngăn quan hệ Trung Quốc - EU xấu đi thêm do thỏa thuận tạm thời bị đóng băng. Tình thế khó khăn hiện tại của EU sẽ khiến cho việc cải thiện quan hệ Trung Quốc - EU và thúc đẩy việc thông qua CAI sẽ phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.
Đối với EU, chính sách “tiếp cận đa chiều” đối với Trung Quốc được đề xuất trong “Triển vọng chiến lược Trung Quốc - EU năm 2019” dường như đã được kết luận. Chính sách của EU đối với Trung Quốc được cho là phải giải quyết được 2 vấn đề.
Thứ nhất, sự tách biệt giữa chính trị và kinh tế sẽ giúp ngăn chặn bất đồng chính trị ảnh hưởng đến hợp tác. Thứ hai, nhìn nhận như thế nào về những điểm khác biệt. Giải quyết được những vấn đề này không những sẽ cải thiện được mối quan hệ giữa hai bên, mà còn thúc đẩy sự hoạt náo chung toàn cầu bởi những mối quan hệ đan xen phức tạp mà cả hai bên đều đang nắm giữ.