Vấn đề định cư Do Thái ở Bờ Tây: Thủ tướng Israel Netanyahu liệu có nhượng bộ?
Tuy nhiên, giới bình luận cho rằng trong thời gian tới, sức ép buộc phải ngưng xây dựng các khu định cư Do Thái đối với ông Netanyahu là rất lớn, đặc biệt từ chính quyền Mỹ.
Cho tới gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn chọn sự thận trọng khi đàm phán với
Người đứng đầu Chính phủ Israel yêu cầu rằng việc xây dựng các khu định cư Do Thái phải được tiếp tục để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho sự tăng trưởng dân số tự nhiên tại những phần đất mà Israel chiếm đóng từ năm 1967 đến nay.
Kết thúc cuộc gặp, hai ông Netanyahu và Mitchell cũng chỉ khẳng định tính cần thiết phải có những cuộc hội đàm mang tính xây dựng với phía
Trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh Gordon Brown trước đó, Thủ tướng Netanyahu cũng khẳng định sẽ không nhượng bộ về vấn đề các khu định cư ở Bờ Tây. Về phần chủ nhà, Thủ tướng Brown cho biết "ngày càng tin tưởng hơn" vào những cơ hội mở lại đàm phán hòa bình tại Trung Đông, nhưng ông lại không tiết lộ những yếu tố nào sẽ giúp tái khởi động các cuộc đàm phán giữa người Israel và Palestine, vốn bị cắt đứt kể từ sau cuộc chiến của Israel tại Dải Gaza, tháng 12/2008.
Chính quyền Obama đã yêu cầu
Ông Netanyahu (phải) và ông Geogre Mitchell. |
Những tranh cãi về vấn đề định cư Do Thái cho tới nay không có gì mới hơn, tuy nhiên, chương trình nghị sự quốc tế đang đẩy vấn đề này trở thành mối quan tâm hàng đầu của cộng đồng quốc tế. Tổng thống Mỹ Obama đang rất cần chứng tỏ rằng ông có thể đạt được một kết quả ngoại giao đáp ứng những kỳ vọng mà ông đã đưa ra cho vấn đề Trung Đông. Do việc ông Obama đã công khai tuyên bố rằng Israel phải ngưng toàn bộ việc mở rộng các khu định cư Do Thái tại Bờ Tây, nên mọi sự từ chối thẳng thừng của Thủ tướng Netanyahu sẽ được hiểu như là một sự thất bại của người đứng đầu Nhà Trắng. Mặt khác, trong thế giới Arập, điều đó giống như một bằng chứng cho thấy chẳng có gì thay đổi thực trong chính sách của Mỹ ngoài những ngôn từ ngoại giao rỗng tuếch.
Chính vì vậy, người đứng đầu Chính phủ
Tuy nhiên, hiện tại thì hy vọng trên của ông Netanyahu xem ra khá viển vông vì cử tri Do Thái tại Mỹ phần đông theo đảng Dân chủ, đảng phái của người đứng đầu Nhà Trắng, và vấn đề định cư Do Thái đối với họ không phải là vấn đề sống còn đối với Nhà nước Israel. Vấn đề này cũng đã được nhiều nguyên thủ các quốc gia đồng minh của
Đối với Washington, đây được coi là cú hích để Nhà Trắng "đập tay xuống bàn" mà yêu cầu Thủ tướng Netanyahu phải có những nhượng bộ cụ thể về vấn đề định cư Do Thái trước khi có các cuộc gặp ngoại giao quan trọng vào tháng 9 tới tại Liên Hiệp Quốc và Hội nghị thượng đỉnh G20.
Việc Israel chấp nhận ngưng mở rộng các khu định cư tại Bờ Tây sẽ cho phép Tổng thống Mỹ, trong vòng một tháng nữa, trình bày quan điểm của mình về các cuộc đàm phán hòa bình với bàn dân thiên hạ và cũng qua đó giúp ông thuyết phục được thế giới Arập.
Trong cuộc họp báo chung, hai ông Netanyahu và Mitchell cho biết các cuộc hội đàm giữa lãnh đạo cấp cao của
Giới chức Israel và Mỹ khẳng định sẽ có một cuộc gặp tay ba giữa Tổng thống Obama, Thủ tướng Netanyahu và Tổng thống Palestin, Mahmoud Abbas, tại New York vào tháng 9 tới đây bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, để bàn về việc nối lại đàm phán hòa bình Trung Đông.
Trong khi đó nhật báo Anh The Guardian (26/8/2009) lại cho rằng có thể Israel sẽ chấp nhận phong tỏa một phần việc xây dựng các khu định cư Do Thái để đổi lại những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ hơn của cộng đồng quốc tế đối với