Vũ khí hạt nhân của Nga Mỹ: “Kẻ tám lạng, người nửa cân”

Thứ Năm, 04/05/2006, 10:30

Một bài báo được đăng trên tờ Ngoại vụ của Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra những dữ liệu nói về cán cân trang bị hạt nhân giữa Mỹ và Nga. Theo đánh giá của dữ liệu này thì Mỹ không nắm ưu thế hoàn toàn về hạt nhân.

Theo dữ liệu Bộ Ngoại giao Mỹ, tính đến ngày 1/1/2006, Nga có 4.399 đầu đạn hạt nhân, trong khi Mỹ có 5.966. Tuy nhiên, Nga có ưu thế hơn khi gia tăng trọng lượng đầu đạn. Trọng lượng giai đoạn gần đây nhất của đầu đạn tên lửa là 2.547,7 metric ton đối lại với đầu đạn 1.797,9 metric ton của Mỹ.

Mỹ có 500 giàn phóng tên lửa đạn đạo Minutemen-III (với tổng cộng có 1.200 tên lửa) và 50 dàn phóng tên lửa Peacekeeper (với tổng cộng có 500 tên lửa). Những tàu ngầm mang tên lửa có 432 dàn phóng tên lửa Trident-I và Trident-II (với tổng cộng có 3.168 đầu đạn). Mỹ có 243 máy bay ném bom chiến lược đã được triển khai (trong đó gồm 81 máy bay B-1, 20 máy bay B-2 và 142 máy bay B-52) vốn được trang bị 1.098 đầu đạn.

Nga có 663 giàn phóng cho các loại tên lửa CC-18. CC-19, CC-25 và PC-12M vốn được trang bị 2.183 đầu đạn. Nga cũng trang bị 78 máy bay ném bom chiến lược (14 chiếc Tu-160 và 64 chiếc Tu-95) vốn có thể mang 624 đầu đạn.

Cũng nên biết rằng, các dữ liệu này được công khai một phần trong Hiệp ước Nga - Mỹ “về cắt giảm các hệ thống tấn công chiến lược”.

Đến lượt vị cựu chỉ huy các lực lượng tên lửa thuộc Bộ Tổng tham mưu Nga - Đại tá Viktor Eltsin tuyên bố đến năm 2020 các hệ thống tên lửa phòng thủ chống tên lửa của Mỹ sẽ không có khả năng hạn chế được hiệu quả của các lực lượng hạt nhân chiến lược Nga.

Ông nói rằng, hầu hết những tên lửa liên lục địa của Nga được trang bị với những phức hợp rất hiệu quả dành cho việc triển khai các hệ thống phòng thủ chống tên lửa. Eltsin nói: “Hơn thế nữa, sự sáng tạo những phức hợp tên lửa mới như Topol-M, Bulava và những hệ thống cung cấp khác cho các giải pháp kỹ thuật này sẽ đáp trả hiệu quả các thiết bị chống tên lửa do Mỹ triển khai mà hiện nay vốn hoàn toàn sẽ không mấy hiệu quả”.

Một trong những giải pháp này sẽ là những đầu đạn hạt nhân có khả năng làm chệch hướng đường đạn bay của chúng và do đó sẽ tránh được tên lửa đối phương. Tuy nhiên, các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ có thể có một uy lực đáng kể đối với hiệu quả của chính sách hạt nhân của Nga. Điều này sẽ xảy ra nếu các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ thực hiện một vỏ bọc khác và âm thầm chuyển đến trực diện gần biên giới Nga.

“Trong tình thế đó, Nga sẽ có thêm các giải pháp đối phó hữu hiệu đối với các hệ thống phòng thủ chống tên lửa nói trên và do đó tiềm năng hạt nhân của Nga sẽ không bị vô hiệu hóa” - Eltsin nói. “Vì phức hợp công nghiệp phòng thủ của Nga có các hệ thống dự bị cần thiết để chống lại mối đe dọa này”

Nội Hà (theo Pravda)
.
.