Vụ tràn dầu kinh hoàng nhất nước Mỹ
Chính phủ Mỹ đã ban bố tình trạng thảm họa liên bang để huy động mọi nguồn lực ngăn chặn vết dầu loang thâm nhập vào các nguồn nước ngọt.
Vụ nổ xảy ra tối ngày 20/4/2010 làm bốc cháy trong 36 giờ liền giàn khoan dầu Deepwater Horizon, cách cảng
Được xây dựng năm 2001 bởi Tập đoàn Hyundai, Hàn Quốc, giàn khoan Deepwater Horizon có độ cao 120m và chiều rộng 78m. Nó đang khoan dầu cho Hãng BP (British Petroleum) của Anh ở độ sâu 1.500m dưới mặt nước. Đây là một giàn khoan nổi và không chạm đáy biển. Deepwater Horizon có khả năng vận hành ở độ sâu đến 2.400m. Hồi tháng 9/2009, nó lập kỷ lục thế giới khi khoan xuống đến 10.685m tại một địa điểm khác của Hãng BP ở vịnh
Sau khi bị thiêu rụi, giàn khoan Deepwater Horizon đã bị chìm xuống đáy biển sâu 1.500m. Trước khi xảy ra tai nạn trên giàn khoan có 2,6 triệu lít dầu, và giàn khoan này có khả năng khai thác 8.000 thùng dầu mỗi ngày. Ngay sau khi bị chìm, dầu đã tràn ra và tạo nên một vũng dầu loang khổng lồ, 2.600km².
Giàn khoan bị nổ hôm 20/4. |
Tuy nhiên, theo lực lượng tuần duyên Mỹ, dầu dưới biển trong vùng vịnh
Thủy triều mang theo dầu màu đen đã di chuyển vào bờ. Vào sáng ngày 30/4, những vệt dầu đầu tiên đã dạt vào vùng đầm lầy gần cửa sông
Ngay khi sự cố tràn dầu diễn ra, các phương tiện khắc phục thảm họa đã và đang được triển khai tại chỗ. Các hóa chất đặc biệt được đổ xuống biển, từ máy bay và tàu, để làm tan dầu. Hơn 84km phao ngăn chặn cũng được triển khai. Một bộ phận nước của dòng sông
Tuy nhiên, bất chấp các phương tiện được triển khai để ngăn chặn, khối lượng lớn dầu tràn ra biển vẫn tiếp tục trôi vào đất liền. Thống đốc bang
Cùng ngày, Chính phủ Liên bang cũng tuyên bố vụ tràn dầu này là một thảm họa quốc gia và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra lệnh sử dụng tất cả các nguồn lực hiện có, kể cả phương tiện của quân đội, để làm sạch khu vực. Hiện tại, các bang
Ngày 1/5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert Gates, đã cho phép huy động 6.000 quân nhân trong lực lượng Vệ binh Quốc gia Louisiana để giúp ngăn chặn và nhất là để tẩy sạch thủy triều đen.
Vị trí giàn khoan bị nổ và vết dầu loang. |
Trước đó, ngày 28/4, chính quyền bang
Trong khi đó, dầu từ miệng giếng khoan vẫn tiếp tục phun trào. Các nhóm cứu hộ đã dùng ít nhất 6 máy điều khiển tự động để lấp giếng dầu bằng cách đóng khóa ngầm dưới mặt nước nhưng đến nay đều không thành công. Các chuyên viên cũng đang tìm cách đào một giếng khác cạnh đó để giảm bớt áp suất và làm chậm mức phun dầu, dù rằng việc này cũng có thể mất tới 3 tháng.
Trước các lo ngại về vấn đề an toàn của việc khai thác dầu ngoài khơi, Nhà Trắng thông báo ngưng các chương trình khoan dầu mới cho đến khi nào có được các biện pháp an toàn nhằm bảo đảm việc nổ giàn khoan sẽ không xảy ra như vừa qua. Trong bài phát biểu trước báo chí, Tổng thống Mỹ đã cương quyết bảo vệ vai trò của chính phủ: "Chính phủ có trách nhiệm bảo đảm là các công ty khai thác mỏ dầu phải tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn, và thủ phạm gây ra thủy triều đen sẽ phải chịu trách nhiệm khắc phục thảm họa này".
Tổng thống Obama cũng quy trách nhiệm trực tiếp về vụ tràn dầu ra biển này cho Công ty BP và rằng công ty này sẽ phải chi trả cho sự thiệt hại về môi trường gây ra bởi vụ tràn dầu nói trên.
Về phần Tập đoàn BP, họ tuyên bố đã đưa ra những biện pháp chưa từng làm từ trước đến nay trong bất cứ thảm họa nào. Nhưng lập luận này chưa thuyết phục được Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc nội Mỹ.
Trong bản nhận định về kế hoạch thăm dò dầu khí và tác động đến môi trường năm 2009 cho giàn khoan vừa phát nổ và bị chìm này, Công ty BP cho rằng khó có thể xảy ra, hay coi như không thể nào xảy ra, một tai nạn có thể dẫn đến việc trào ra số lượng lớn dầu thô và gây thiệt hại trầm trọng cho các bờ biển, cá và các loài động vật khác. "Điều xảy ra ở giàn khoan Deepwater Horizon là điều chưa từng xảy ra từ trước đến nay" - phát ngôn viên BP, David Nicholas, cho biết: "Đây là điều chúng tôi chưa từng trải qua... liên quan đến một vụ nổ ở độ sâu như vậy”.
Thủy triều đen không chỉ đe dọa tới môi trường sinh thái biển và sông Mississipi, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành hải sản và ngành du lịch ở các bang
Hôm 30/4, đội cứu hộ động vật ở Fort Jackson, cách New Orleans khoảng 112km về phía đông bắc đã cứu con chim biển đầu tiên với bộ lông phủ đầy dầu đen. Các hồ chứa cũng đang được dọn sạch để chuẩn bị đón cá heo, rùa biển và chim biển trong những ngày sắp tới.
Ngành thủy sản mang về cho
Dầu đã tràn vào các bờ biển của 4 bang ở Mỹ. |
Ngoài tác động trực tiếp mà dầu gây ra cho các loại cá, vụ đổ dầu còn ảnh hưởng đến các thức ăn của cá, các giống cây mà cá trú ngụ. Giáo sư Ed Chesney thuộc Trường Hàng hải
Nghề đánh bắt thủy sản thiệt hại nặng hay nhẹ cũng còn tùy nhận thức của khách hàng. Ngay cả khi thủy sản được thu hoạch xa vùng đổ dầu, khách hàng cũng ngần ngại khi thấy nhãn đề xuất xứ là vùng vịnh
Tác động này tùy thuộc phần lớn vào luồng gió và sóng sẽ đẩy dầu đi hướng nào, và công tác trấn áp hiệu quả như thế nào. Nói tóm lại, yếu tố quan trọng nhất là bao lâu chỗ rò rỉ ở giếng dầu được vá lại và khi nào thì dầu ngưng chảy.
Những người đánh bắt cũng như nuôi tôm ở Louisiana đã kiện Công ty BP và Tập đoàn Thụy Sĩ Transocean và đòi bồi thường 5 triệu USD thiệt hại.
Cơ quan Đại dương học và Khí quyển của Mỹ (NOAA) cho biết giàn khoan dầu bị chìm ở Vịnh Mexico đang rò rỉ gần 795.000 lít dầu thô mỗi ngày, khiến nó nhiều khả năng gây ra một trong những vụ tràn dầu tồi tệ nhất trong lịch sử cận đại.
Các vụ tràn dầu gây ra ảnh hưởng lâu dài trong nhiều năm. Chưa có vụ nào ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến môi trường như vụ tàu chở dầu Exxon Valdez chìm ở ngoài khơi bờ biển
NOAA cho biết, tàu chở dầu bị nạn khi đâm phải đá ngầm ở khu vực Prince William Sound đã đổ khoảng 39 triệu lít dầu vào nước biển, giết hại hệ sinh thái biển và ảnh hưởng tới hơn 1.700km duyên hải.
Hơn 2 thập niên sau, các giới chức còn tiếp tục theo dõi tác động của vụ loang dầu. Hồi năm 1976, tàu chở dầu Argo Merchant đã chìm và vỡ ở vùng nước nông gần đảo Nantucket ở ngoài khơi bang miền Đông Massachusetts, làm tràn hơn 29 triệu lít dầu ra đại dương