Vương quốc Bhutan trước nguy cơ bị xoá sổ
Sự tan chảy của các dòng sông băng ở dãy Himalaya đang đặt Vương quốc Bhutan trong nguy hiểm. Không chỉ hình thành nên những "hồ chứa băng" - nguồn nước chính - mà sự tan chảy cũng gây ra GLOFS-aka "những cơn sóng thần" - những cơn lũ gây chết người khi sự tan chảy của các dòng sông băng xảy ra đột ngột.
Sống trong sợ hãi
Vương quốc Bhutan - nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc, ở chân đồi dãy núi Himalaya, đang phải trả giá vì sự công nghiệp hóa toàn cầu. Đi về phía bắc của đất nước, rất nhiều dòng sông băng ở Himalaya đang bắt đầu tan ra với tỷ lệ không ổn định, và những lo ngại về khả năng tồn tại của những tảng băng với sự nóng lên toàn cầu.
Nước chảy ra từ các dòng sông băng làm phá tan các đập băng tự nhiên được dùng để chặn nước. Điều này có thể tạo nên những cơn lũ rất mạnh giống như cơn lũ xảy ra vào năm 1994, khi một dòng nước toàn bùn đất đã giết chết hàng chục người tại
Tuy nhiên, ở độ cao như vậy, để tiến hành công việc là rất khó khăn, nguy hiểm và rất tốn kém. Địa hình không đủ khoảng không để sử dụng máy bay trực thăng. Thay vào đó, một nhóm khoảng 350 người phải đi bộ 10 ngày để thiết lập một căn cứ ở độ cao 5.000m. Từ đó, sinh viên tình nguyện, các cựu binh và người dân trong trang phục truyền thống đã làm việc dưới điều kiện nước băng ngập trên cả đầu gối. Bằng cách sử dụng một vài công cụ ít ỏi, họ phải cố gắng để xây dựng nên một con kênh thoát nước và những bức tường đá để làm hồ nước chắc chắn hơn. Hàng năm, khi mùa đông đến, công việc của họ lại bị gián đoạn.
Một trận lũ lụt do sông băng tan chảy gây ra. |
Pradeep Mool - kỹ sư làm việc tại Trung tâm Phát triển vùng núi Quốc tế (ICIMOD), có trụ sở tại
Các nhà nghiên cứu chú ý tới các nhân tố khác nhau khi đưa ra lời đánh giá về mức nguy hiểm mà GLOF gây nên: địa hình, khả năng xảy ra lở tuyết có thể làm cho hồ nước tràn ra, những mương tự nhiên tồn tại trong hồ băng rắn chắc như thế nào và khối lượng nước trong hồ.
Những nguyên nhân gây ra lũ lụt ở các dòng sông băng là khác nhau, và khó đánh giá. Và với độ cao đó, trong các điều kiện khí hậu khắc nghiệt như vậy, việc thu thập thông tin vô cùng nguy hiểm. Dowchu Dukpa - kỹ sư Bộ Môi trường Bhutan, nhớ lại: các nhà khoa học đã làm việc vất vả như thế nào để đo được mức nước trên hồ Thorthormi. Ông cho biết: "Gió thổi rất mạnh và đã làm lật thuyền của các nhà nghiên cứu".
Các nhà chức trách đã xác định được những vùng có nguy hiểm cao và với nỗ lực để cứu sông, họ đã cấm xây dựng nhà ở tại các khu vực đó. Hiện tại, họ lên kế hoạch thành lập một hệ thống cảnh báo điện tử. Cảm biến được đặt ở các hồ băng sẽ theo dõi sự thay đổi mực nước. Nếu mực nước nhanh chóng giảm đi, một thông báo được chuyển sang chế độ tin nhắn để cư dân - thông qua lời cảnh báo từ điện thoại di động, kịp thời tìm nơi trú ẩn.
Những cơn lũ ảnh hưởng tới người dân
Mặc dù những "cơn sóng thần" có thể là mối nguy hiểm trực tiếp nhất, nhưng chúng không phải là vấn đề duy nhất mà người dân
Giảm mực nước ở các con sông sẽ có ảnh hưởng tới các nước ở xa hạ nguồn, cũng có khả năng ảnh hưởng tới toàn bộ khu vực. Các thành viên của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) suy tính rằng, sự tan chảy các dòng sông băng trên dãy Himalaya sẽ gây ra những vấn đề về cung cấp nước cho người dân nơi đây.
Rất ít khi
Ugyen Tshewang - người chỉ đạo Hội nghị Môi trường quốc gia Bhutan, nói rằng: "Chúng ta đang bị đe dọa bởi sự tan chảy của các dòng sông băng, nhưng chúng ta không thể tạo áp lực cho các nước công nghiệp"