Làn sóng chuyển đổi năng lượng ở châu Âu
Đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng, châu Âu đang ồ ạt chuyển sang sử dụng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Cuộc săn lùng này đã gây nhiều biến động đến thị trường LNG thế giới, tác động mạnh mẽ đến nhu cầu của khách hàng châu Á.
Đối với châu Âu, LNG là “giải pháp thần kỳ” trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng. Trên thực tế, khi Nga cắt giảm dòng khí đốt đến châu Âu, các nhà lãnh đạo EU đã chuyển sang sử dụng LNG. Do đó, dòng LNG của Mỹ và nhiều quốc gia khác đang chảy vào châu Âu. Báo Wall Street Journal dự báo trong những tháng tới, châu Âu sẽ phải cạnh tranh với châu Á để mua LNG của Nga. Theo đó, do lo ngại tình trạng thiếu khí đốt trong mùa đông sắp tới, châu Âu không ngừng cố gắng lấp đầy kho dự trữ của mình. Đến nay, nhiều quốc gia đã đạt được, thậm chí là vượt quá mục tiêu.
Cuối tháng 8, kho dự trữ khí đốt của Pháp đã đạt mức 90%. Bài báo viết: “Giá nhiên liệu cao đang gây ảnh hưởng đến nền kinh tế châu Âu và tạo bất ổn trong cộng đồng. Mọi người sẽ bắt đầu cầm cái ví rỗng để đi bỏ phiếu bầu. Có thể nói, một mặt trận thứ hai đã xuất hiện trong chiến dịch đổ bộ vào Ukraine: Chiến tranh năng lượng ở châu Âu”. Các tác giả tin rằng, cả việc vận chuyển LNG từ Nga cũng có thể bị gián đoạn. Bài báo cho biết: “Châu Âu sẽ lấy cớ Trung Quốc phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 hoặc năm nay châu Á có mùa đông lạnh để cạnh tranh nhập khẩu LNG, dẫn đến việc tăng giá”.
Trên thực tế, cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu không bắt đầu từ năm nay mà sớm hơn nhiều. Nguyên nhân là do sản lượng dầu khí sụt giảm trong thời kì bùng nổ đại dịch COVID-19, theo đó là kinh tế suy giảm. Tuy nhiên, các quốc gia châu Á, cụ thể là Trung Quốc, đã vực dậy nền kinh tế nhanh hơn dự đoán.
Điều này dẫn đến việc nhiên liệu bị rơi vào tình trạng chênh lệch cung - cầu cao, khiến giá bị đẩy cao toàn châu Á. Sau đó, châu Âu cũng đối mặt với vấn đề tương tự. Để đảm bảo nguồn cung trong những năm tới, lục địa già vẫn tiếp tục để ý đến LNG bằng mọi giá. Vì vậy, xu hướng này sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng xấu đến thị trường châu Á. Châu Á chắc chắn sẽ không nhượng bộ vì lợi ích của châu Âu. Ví dụ, Nhật Bản nhất quyết không để bị gạt khỏi dự án dầu và LNG Sahkalin 2 ở Nga vì nó đem lại lợi ích lớn cho đất nước. Chính phủ Nga đang tiếp quản dự án này. Dự báo châu Âu sẽ không thể tăng nhập khẩu LNG. Hiện, châu Âu đã mua tất cả LNG có sẵn.
Chiến tranh Nga-Ukraine đã làm thị trường năng lượng bị gián đoạn hoàn toàn. Hơn nữa, châu Âu muốn đặt an ninh năng lượng lên làm ưu tiên hàng đầu và tìm kiếm các giải pháp thay thế cho hydrocarbon của Nga. Do đó, lục địa già đã vẽ đường cho LNG đến với họ.
Kết quả là LNG đang ồ ạt hướng tới châu Âu, rời xa thị trường châu Á. Hiện trạng này đặc biệt thể hiện rõ ở những thị trường lớn. Ví dụ, nhu cầu LNG ở Trung Quốc đã giảm 20%, còn ở Ấn Độ thì giảm 18%.
Một số quốc gia châu Á đang phải chịu vấn đề giá điện tăng cao, gây tình trạng mất điện thường xuyên. Ngoài ra, trong một số trường hợp, giá LNG tăng dẫn đến bất ổn chính trị và xã hội. Pakistan và Bangladesh là 2 trường hợp chịu ảnh hưởng đặc biệt nặng nề. Cụ thể, bất chấp khủng hoảng năng lượng và lạm phát cao, Pakistan vẫn quyết định tăng giá điện để gỡ lại chi phí sản xuất.
Trước bối cảnh mùa đông cận kề, các nhà nhập khẩu khí đốt châu Á đang lo sợ giá sẽ tăng hơn nữa. Vì vậy, các quốc gia đang tìm cách đảm bảo nguồn cung, với nhiều quyết định thử nghiệm thị trường.
Ông Jeff Moore, Giám đốc LNG Analytics châu Á tại S&P Global Commodity Insights, cho biết một số nhà nhập khẩu châu Á sẽ phải tìm nguồn khí đốt từ bên ngoài, dẫn đến việc tăng chi phí đáng kể. Khi tình hình cạnh tranh LNG với các khách hàng châu Âu trở nên gay gắt, giá năng lượng sẽ tăng rất cao. Vì vậy, để chuẩn bị cho mùa đông, Hàn Quốc và Nhật Bản đang tranh giành nhau để tìm thêm nguồn hàng bổ sung. Cả hai quốc gia đều muốn chuẩn bị cho một đợt rét có thể xảy ra. Nhật Bản đang lo ngại tình trạng thiếu hụt năng lượng trong mùa đông này.
Theo đó, công ty năng lượng JERA cho biết đang tìm kiếm từ 10 đến 20 chuyến hàng cho giai đoạn từ tháng 11-2022 đến tháng 3-2024. Nhật Bản cũng có kế hoạch vận hành 9 lò phản ứng hạt nhân để bù trừ 2% lượng LNG cần sử dụng.
Đối với Hàn Quốc, công ty Kogas đã mua được một vài lô hàng trong tháng này. Có khả năng Hàn Quốc cũng sẽ chuyển sang sử dụng năng lượng hạt nhân để đảm bảo an ninh năng lượng trong mùa đông. Ấn Độ đã phải phân bổ nguồn cung cấp LNG. Bangladesh và Pakistan thì thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng do không đủ tài chính. Các quyết định này đều được triển khai nhằm mục đích giảm tiêu thụ năng lượng.
Những hiện tượng này làm nổi bật sự đa dạng các chiến lược của các quốc gia trước nguy cơ thiếu hụt năng lượng.
Trên thực tế, việc thắt chặt nguồn cung LNG đang buộc các nhà nhập khẩu châu Á phải chuyển hướng sang các nguồn năng lượng khác. Khách hàng châu Á chủ yếu mua LNG thông qua các hợp đồng dài hạn. Giá LNG trên hợp đồng thường có mức tương đương với giá dầu, do đó rẻ hơn đáng kể so với giá giao ngay. Do vậy, xét đến bối cảnh hiện tại, LNG trên thị trường giao ngay đang là vấn đề trọng tâm của nhiều khách hàng châu Á, nhất là những nước với sức mua có hạn. Bà Lucy Cullen - nhà phân tích tại APAC Gas & LNG Research, giải thích tính phức tạp của việc đáp ứng nhu cầu như sau: “Việc đáp ứng nhu cầu rất phức tạp. Mỗi thị trường có những yếu tố quyết định khác nhau. Nhưng, nếu xét nhu cầu ở châu Á trong năm nay, có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến năng lực đáp ứng nhu cầu: Khả năng tiếp cận được với LNG trên thị trường giao ngay và tình trạng sẵn có của năng lượng thay thế, bao gồm cả những nguồn cung khí khác LNG”.
Đây là lý do mỗi nước châu Á có mức độ suy giảm nhu cầu khác nhau. Trên thực tế, Trung Quốc và Ấn Độ - hai gã khổng lồ châu Á, có đủ điều kiện để giảm sức mua LNG trên thị trường giao ngay. Hai quốc gia này cũng hoàn toàn có thể dựa vào những loại năng lượng khác, ví dụ như than đá hoặc dầu FO. Tuy nhiên, không phải tất cả các nước châu Á đều có điều kiện như trên. Nếu không có LNG, tình hình năng lượng của họ sẽ trở nên khó hơn nhiều. Đây chính là trường hợp của Singapore, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc.
Tuy nhiên, châu Âu quyết giữ vững mục tiêu thoát khỏi khí đốt. Điều này báo hiệu rằng châu Á vẫn sẽ là thị trường LNG lớn. Nhờ tiềm năng của châu Á, các nhà cung cấp LNG đang có ý định đầu tư phát triển thêm để có thể tiếp tục đưa LNG đến vùng đất này. Hệ quả, sau năm 2026, giá có thể giảm đột ngột.
Hiện nay, nhu cầu đang đạt đến đỉnh điểm. Nhưng, một số chính phủ vẫn quyết định giữ trung thành với than. Chưa kể, sự lạc quan về khả năng phục hồi nhu cầu LNG sẽ không giúp tạo ra các hợp đồng dài hạn.