Hiểm nguy rình rập phụ nữ Sri Lanka lao động ở nước ngoài
Vì gia đình 6 miệng ăn của cô lâm vào cảnh túng quẫn, Nafeek trở thành niềm hy vọng cho cả gia đình khi ra nước ngoài làm việc. Nhưng chỉ một tháng sau khi Nafeek bắt đầu công việc, chủ của cô đã cáo buộc cô giết chết đứa nhỏ 4 tháng tuổi (đứa bé vô tình bị sặc trong lúc cô đang cho nó bú bình). Mẹ của Nafeek nói, Nafeek là đứa trẻ mới lớn nên không hề có kinh nghiệm chăm sóc trẻ. Tuy vậy, Nafeek vẫn bị buộc tội giết người và nhận án tử hình.
Nhiều nhóm hoạt động xã hội cho rằng, Nafeek thú tội do bị ép cung và hộ chiếu của cô bị làm giả để đủ 18 tuổi. Phóng viên BBC đã tìm tới ngôi trường cũ của cô là Imam Shafi Vidyalaya.
Trong hồ sơ, năm sinh của cô là 1988, tức là 17 tuổi vào năm 2005. Gia đình của cô cũng xác nhận Nafeek sinh năm 1988 chứ không phải 1982 như trong hộ chiếu ghi. Họ cho biết đây là do văn phòng giới thiệu việc làm của
Tạp chí Time viết rằng, vì không hiểu tiếng Arập, cô không hiểu tòa án nói gì trong phiên xử.
Nafeek không phải là trường hợp đầu tiên và có thể không phải là trường hợp cuối cùng trong số các lao động
Cũng giống như Nafeek, hầu hết phụ nữ tìm việc ở nước ngoài đều có gia đình rất nghèo mà không có kinh nghiệm làm việc. Do không có kỹ năng trong công việc và bất đồng ngôn ngữ, hơn nữa các chủ thuê yêu cầu họ quá cao đã khiến môi trường làm việc rất khó khăn.
Năm 2009, có 4.500 đơn khiếu nại của các nữ giúp việc tại Arập Xêút gửi tới Văn phòng Việc làm nước ngoài tại thủ đô
Một phụ nữ khác trở về từ
"Họ không hiểu tôi nói gì, tôi cũng chả hiểu họ nói gì. Họ kêu mang chanh, tôi lại mang cà chua ra", bà Ariyawathie nói. Bà cho biết thêm sau 2 tuần chủ mất hết kiên nhẫn, bà bắt đầu bị hành hạ. Bà chủ thì giữ người để cho ông chủ lấy đinh nóng áp vào. Đến lúc vết thương ngày càng nhiều và khó lành họ mới để cho bà về nước