Lấy cắp nội tạng xuyên quốc gia
Một loạt các bệnh viện tại nước Anh lại dính dáng vào một vụ bê bối mới, sau khi công luận được biết có ít nhất 40 bệnh nhân tại đây đã được cấy ghép các cơ quan nội tạng nhận được bằng con đường tội phạm.
Trong đó đáng chú ý có thi thể của phát thanh viên Đài BBC là Alistair Cooke cũng nằm trong số hơn 1.000 thi thể khác nhau đã bị băng nhóm mafia của Mỹ lấy cắp cơ quan cấy ghép để bán lại từ các dịch vụ mai táng. Điều tra cho thấy có tới 25 bệnh viện tại Anh đã sử dụng các mô lấy cắp từ thi thể những người đã mất, chưa kể tới nguy cơ lây nhiễm rất nhiều bệnh khác nhau cho bệnh nhân - chẳng hạn như HIV, giang mai hay những căn bệnh nguy hiểm khác từ những cơ quan cấy ghép có mầm bệnh.
Vụ việc này đã khuấy động nỗi lo ngại từ vài năm trước, liên quan đến khả năng lây nhiễm của các bệnh nhân từ việc truyền máu cũng như cấy ghép tại Anh. Các nhà chức trách còn thông báo một vụ việc từ hai năm trước, hàng ngàn người có thể đã nhiễm một dạng bệnh xốp não do họ được truyền một loại huyết tương máu không an toàn, đó là chưa kể đến khả năng lây nhiễm HIV và căn bệnh viêm gan siêu vi C.
Cơ quan điều hành các sản phẩm thuốc và y tế của Anh (MHRA) tuần qua đã nêu tên 25 bệnh viện, trong đó có khả năng những cơ quan nội tạng có mầm bệnh đã được cấy ghép cho bệnh nhân. Cơ quan này đã xác định cả thảy 82 trường hợp cấy ghép xương được lấy từ Hãng Plus Orthopaedics tại
Thư ký báo chí của MHRA đã tuyên bố một cách trấn an, rằng nguy cơ nhiễm bệnh từ những phần xương bị đánh cắp này là “không đáng kể”, do tất cả đã được tiệt trùng trước đó. Tuy nhiên, một số bệnh nhân trong số này cũng được đề nghị phải đi xét nghiệm để kiểm tra lại.
Những dấu hiệu đầu tiên của vụ bê bối này bắt đầu xuất hiện từ tháng 10 năm ngoái, sau khi nhà chức trách phát hiện Công ty Biomedical Tissue Services (BTS) của Mỹ - chuyên bán các bộ phận cấy ghép từ xương, mô và da cho Plus Orthopaedics - đã lấy trái phép những bộ phận cấy ghép từ xác người.
Cụ thể là có một số xương được lấy tại các cơ quan mai táng từ thi thể những người Mỹ trước đó không đồng ý hiến nội tạng. Ngoài ra, công ty này cũng không tiến hành các bước kiểm tra cần thiết về bệnh tật của những người đã chết.
Ông Alistair Cooke (người trong suốt 58 năm đã làm việc tại Chương trình Letter From America, xưởng 4 của BBC) đã qua đời vào tháng 12/2005 vì bệnh ung thư phổi ở tuổi 95. Trước khi hỏa táng, một phần xương của ông đã bị lấy trộm và chuyển tới cho Công ty BTS. Ông chủ của BTS là Michael Mastromarino (kẻ đang bị buộc tội lấy cắp các cơ quan nội tạng từ xác chết) đã thú nhận trả khoảng 500 bảng cho mỗi một thi thể này. BTS (hiện đã bị đóng cửa) trong một thời gian tương đối dài là nhà cung cấp xương và các cơ quan nội tạng cấy ghép khác cho Cơ quan Y tế Anh.
Trước mắt, các nhà chức trách Anh tuyên bố, không phải tất cả số nội tạng được cung cấp từ BTS đều thuộc loại bị đánh cắp hay có nguy cơ lây nhiễm bệnh. “Chúng tôi khẳng định rằng, tất cả các bệnh viện nêu trên đều đã được thông báo về chuyện này. Chúng tôi cũng báo cho họ rằng, nguy cơ lây nhiễm là không đáng kể. Các bác sĩ tại đây có thể tự mình quyết định, cần phải áp dụng những biện pháp nào liên quan đến các bệnh nhân trên” - đại diện của MHRA cho biết.
Về phần mình, Hãng Plus Orthopaedics của Anh thừa nhận đã mua các mô và xương trên từ Công ty Regeneration Technologies Inc. của Mỹ, trong khi nguồn cung cấp chính cho công ty này chính là BTS. Bản thân chính quyền Mỹ cũng đang tổ chức điều tra về vụ việc này.
Tội ác này bắt đầu được phát hiện, sau khi chủ nhân một phòng mai táng phát hiện dấu vết lấy cắp xương từ một thi thể và báo ngay cho cảnh sát. Điều tra ngay sau đó cho thấy, một số xác chết đã bị lấy cắp xương và thay vào đó là các... ống nhựa.
Các điều tra viên tại
Còn tại Anh, tình trạng thiếu trầm trọng các mô và cơ quan cấy ghép trước đó từng dẫn tới một vụ bê bối tại Bệnh viện Alder Hey, nơi các cơ quan cấy ghép cũng được lấy trái phép khỏi các thi thể.
Cùng với vụ bê bối mới này, công luận tại Anh đang yêu cầu phải triển khai ngay các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn các bộ phận nội tạng cấy ghép được nhập vào Anh.
Đảo quốc sương mù hiện nay cũng chưa có một đạo luật cụ thể liên quan đến việc xuất nhập khẩu các bộ phận cơ thể người vào nước này