Tranh chấp tài sản khi ly hôn: Làm gì để bớt "cắn nhau đau"
Những cuộc hôn nhân tan vỡ kéo theo hàng loạt các hệ lụy, rắc rối mà căn nguyên xuất phát từ những thứ khi còn mặn nồng, phần đông cặp đôi cho là ngớ ngẩn. Tục ngữ nói: Người còn không tiếc, tiếc chi đến của, nhưng thực tế trớ trêu ngày nay lại cho thấy những rắc rối nảy sinh trong và sau ly hôn phần lớn lại là do vấn đề tài sản, tiền bạc.
Ngôi nhà này là của riêng chị trước kết hôn nhưng khi ly hôn, anh nhất mực kêu đó là tài sản chung. Chiếc ôtô này là tài sản riêng của anh nhưng khi ly hôn chị đòi cưa đôi vì anh không chứng minh được rằng nó là của riêng anh, thì đương nhiên nó là… của chung. Những vụ ly hôn ngàn tỉ mà báo chí đăng tải um xùm trong thời gian qua là một trong những ví dụ đắng lòng kiểu ấy.
Chế định đăng ký tài sản riêng trước khi làm thủ tục kết hôn đã được thực hiện ở nhiều quốc gia nhưng bởi lối sống Á Đông mà tại Việt
Của anh, của tôi hay của chung?
Chị là nghệ sĩ kịch nói nổi tiếng một thời. Không chỉ về nghề mà còn vì tài nghệ kinh doanh với thương hiệu áo cưới, trang điểm cô dâu đắt khách vào bậc nhất suốt nhiều năm qua. Sau khi cuộc hôn nhân đầu tiên với người chồng cũng là một diễn viên nổi tiếng tan vỡ, chị gặp người đàn ông thứ hai của đời mình. Và chị, bước vào cuộc hôn nhân thứ hai mà chắc là không bao giờ hình dung được kết cục tồi tệ của nó. Sau này, chị kể với báo chí rằng, không biết có phải là một "điềm báo", khi mà trong vở diễn đầu tiên trong cuộc đời nghệ sĩ là nói về một người phụ nữ phải qua hai lần đò. Khác chăng, là nhân vật tôi thủ vai gặp may mắn hơn tôi, chuyến đò thứ hai của cô ấy đã không gặp bão thêm lần nữa…
Người chồng thứ hai của chị là bác sĩ. Khác với cuộc hôn nhân đầu tiên, chị làm vợ khi còn trẻ, sự nghiệp mới chỉ bắt đầu, còn khi bước vào cuộc hôn nhân này, chị đã có trong tay đủ đầy tiền bạc, danh tiếng. Chị kể với báo chí rằng, lúc đầu anh không muốn có con chung vì cả hai đều đã có con riêng. Nhưng rồi, nhiều năm sau, một tai nạn bất ngờ ập đến cướp đi sinh mạng của con trai anh. Khát khao có một mụn con nối dõi, anh đã làm mọi cách để chị mang thai nhưng buồn thay, lúc đó tuổi chị đã cao nên mọi cố kiết của anh chỉ làm chị thêm đau đớn.
Rồi điều gì đến cũng phải đến. Anh đã đi tìm đối tác mới cho một thứ mà anh còn trọng hơn gấp nhiều lần tình nghĩa vợ chồng với chị. Chị gặp "bão" thêm lần nữa khi phải ra tòa, ly hôn lần thứ hai.
Nhưng không giống như cuộc ly hôn đầu tiên. Cuộc ly hôn lần này, chị không chỉ mất đi người đàn ông đã một thời là tình yêu của đời chị mà còn phải đối mặt với rất nhiều phiền toái trong việc chia tài sản.
Khi ra tòa, chị đề nghị được chia 2 thứ tài sản lớn nhất của gia đình đó là chiếc ôtô và ngôi nhà tầng diện tích gần 100m2 mà chị và anh vẫn dùng để ở trong thời kỳ hôn nhân tại Cầu Giấy. Theo trình bày của chị thì ngôi nhà đó được mua từ trước thời điểm hai người kết hôn bằng tiền chung của hai người. Nhưng anh thì lại phủ nhận. Anh khăng khăng rằng chiếc ôtô là của anh và ngôi nhà ấy, không chỉ thuộc quyền sở hữu của 2 vợ chồng mà còn có phần của cha mẹ anh. Cha mẹ anh đã bán ngôi nhà mặt đường ở Hải Phòng để đóng góp 65 cây vàng cho vợ chồng anh mua ngôi nhà ở Cầu Giấy.
Khi tiền bạc trở thành nguyên nhân khiến cho nhiều vụ ly hôn khó giải quyết. |
Chị bảo, không có chuyện cha mẹ anh góp vàng nhưng anh lại bảo việc bố mẹ anh góp vàng, chị làm sao biết được vì lúc đó hai người chưa thành hôn, chưa sống chung một nhà.
Chị đưa ra 8 loại giấy tờ trong đó có cả giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà - không có tên cha mẹ chồng chị. Đến cả giấy đặt cọc mua nhà cũng chỉ có chữ ký của hai vợ chồng chị chứ nào có bố mẹ chồng. Anh nhận phần cho cha mẹ mình có lý của anh, chị phản đối cũng có lý của chị. Hai bên tranh cãi nhau mãi, không bên nào chịu bên nào. Giá như ngày ấy trước khi kết hôn vợ chồng chị cùng nhau xác lập tài sản này một cách rõ ràng: anh góp bao nhiêu, chị góp bao nhiêu và có phần của bố mẹ chồng hay không thì đâu có cuộc tranh cãi này. Nhưng mà, họ đã không làm được vậy bởi khi yêu, đa số người Việt coi việc đó giống như một điều cấm kị. Bởi, làm thế khác nào công nhận "trong gặp gỡ đã có mầm ly biệt". Cuối cùng, Tòa sơ thẩm chia, cha mẹ anh được hưởng 25% giá trị ngôi nhà, anh chị cùng chia nhau 75% giá trị còn lại, nghĩa là thừa nhận cả 3 đều có phần trong sự bất bình cao độ của chị.
Một phụ nữ khác, hiện đang dạy học ở Hà Nội cũng lâm vào cảnh đắng cay mà chị nhiều năm sau khi kể lại vẫn trào nước mắt. Chị người gốc Hà Nội, là con gái duy nhất trong một gia đình cán bộ. Cha mẹ chị không giàu, cả đời chắt chiu mới mua được một mảnh đất trong làng Định Công. Khi ấy, khu đô thị mới Định Công chưa xây dựng, đường sá còn lầy lội. Mảnh đất tuy rộng hơn 200m2 nhưng do vậy mà giá cả rất bèo. Rồi chị yêu anh. Quê anh xa lắm, lại nghèo, toàn cát là cát, bỏng rãy chân người. Khi kết hôn, cha mẹ thương con gái nên cho chị lựa chọn quà tặng: hoặc là mảnh đất 200m2 kia, hoặc là căn nhà tập thể nơi cha mẹ chị đang ở tại trung tâm thành phố. Thương cha mẹ già phải ở trong làng Định Công lầy lội, chị nhận phần đất. Hai vợ chồng dựng tạm căn nhà cấp 4 để ở.
Mười năm sau khi khu đô thị mới Định Công được xây dựng, đường sá đẹp đẽ, nhiều công trình công cộng mọc lên, mảnh đất ngày xưa trở nên có giá trị gấp hàng nghìn lần giá mua lúc ban đầu. Anh bàn với chị bán quách đi để lấy tiền mua một ngôi nhà phân lô chừng 80m2 ở ngoài phố. Chị nghe theo. Việc chuyển đổi diễn ra rất nhanh. Ngôi nhà mới đã có sổ đỏ. Người chủ cũ sau khi nhận đủ tiền đã nhanh chóng làm thủ tục sang tên cho vợ chồng chị. Sổ đỏ, đương nhiên, đứng tên cả hai người.
Mãi sau này chị mới biết, hóa ra tất thảy mọi sự thuận tiện nhanh chóng ấy đều có sự tác động của anh và đều nằm trong sự sắp đặt của anh và cô nhân tình.
Chưa đầy một năm sau thì chị buộc phải ly hôn vì anh tuyên bố nếu không ký đơn anh sẽ rước cô nhân tình và đứa con trai chung của họ về nhà ở cùng với chị. Ra tòa, ngôi nhà có được từ quà tặng của cha mẹ chị nghiễm nhiên trở thành tài sản chung của hai vợ chồng và chị, đương nhiên chỉ được hưởng 50%.
Không có bất cứ một bằng chứng nào để cho thấy ngôi nhà 80m2 ấy được mua bằng nguồn tiền bán mảnh đất 200m2 kia và cũng không có một bằng chứng nào để cho thấy mảnh đất ấy là quà tặng của cha mẹ chị cho chị trước hôn nhân. Lẽ vì, chị đã bỏ qua tất cả những thủ tục pháp lý cần thiết có liên quan.
Đừng như con đà điểu chỉ biết rúc đầu vào cát
Các khế ước hôn nhân, trong đó quy định rõ tài sản riêng của vợ hoặc của chồng đã được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới từ hàng trăm năm nay. Theo đánh giá của luật sư Trương Thanh Đức, Công ty Luật BASICO đó là cách làm văn minh. Bằng khế ước hôn nhân, với những thỏa thuận rõ ràng như thế, những vụ tranh chấp tài sản riêng - chung khi ly hôn sẽ không có cơ hội để trở thành những vụ kiện rắc rối, tốn nhiều thời gian của tòa án và làm tổn thương những người trong cuộc.
Tại Việt
Nhưng theo luật sư Trương Thanh Đức thì còn một nguyên nhân nữa, đó là do những quy định không hợp lý của luật pháp. Luật sư Đức cho hay, đã có thời kỳ (1959-1986) Luật Hôn nhân gia đình Việt Nam quy định sau khi kết hôn tất cả mọi tài sản đều là tài sản chung. Ngược lại, hiện nay, Luật quy định, tài sản nào riêng trước hôn nhân của vợ hoặc chồng thì sẽ mãi mãi là tài sản riêng, trừ trường hợp thỏa thuận đưa vào thành tài sản chung.
Nhưng sẽ có hệ lụy nảy sinh. Đó là trước khi kết hôn, đôi uyên ương cùng góp tiền để mua một căn nhà để sau khi cưới sống chung. Nhưng do họ chưa đăng ký kết hôn nên ai mua sẽ đứng tên người ấy và sau này nếu ly hôn thì ngôi nhà ấy dù được mua bằng tiền của hai vợ chồng nhưng Luật lại xác định là của riêng người đứng tên.
Hoặc ngược lại, sau khi kết hôn, người chồng hoặc người vợ, mua một căn nhà bằng tiền riêng nhưng khi làm thủ tục cấp sổ đỏ thì cơ quan hành chính lại bắt phải kê khai đứng tên cả hai vợ chồng và ngôi nhà đó nghiễm nhiên trở thành của chung, cho dù một người không muốn.
Pháp luật cũng đã có quy định để họ, trong cả hai trường hợp nêu trên có thể đăng ký quyền sở hữu riêng hoặc chung. Tuy nhiên, bởi pháp luật chỉ quy định như các trường hợp ngoại lệ, cùng với nhận thức pháp luật còn hạn chế và bởi tâm lý ngại ngần sợ mang tiếng "trọng của hơn trọng người" mà hầu hết các cặp vợ chồng đều không bao giờ nghĩ đến việc bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách đó. Chỉ đến khi hôn nhân tan vỡ, khi không thỏa thuận được việc phân chia tài sản thì họ mới kiện tụng nhau om sòm.
Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, để tránh tâm lý ngại ngần thì pháp luật phải quy định rõ cả nội dung và thủ tục đăng ký tài sản riêng trước khi kết hôn và khuyến khích đăng ký trong hôn nhân. Quy định như vậy thì tất cả các cặp vợ chồng đều phải làm khi đăng ký kết hôn và vì thế tâm lý e ngại sẽ dần dần được xóa bỏ. Những cặp vợ chồng khi đưa nhau ra công chứng để làm thủ tục xác nhận tài sản riêng sẽ chẳng còn phải ngại ngần vì sợ bị chê cười là "trọng của hơn trọng người" nữa…
Cần minh bạch riêng - chung Sau hơn 10 năm thực thi, Luật Hôn nhân & Gia đình (HN&GĐ) có nhiều điểm chưa rõ ràng, dẫn đến cách hiểu và vận dụng khác nhau trong vấn đề liên quan đến tài sản của vợ, chồng. Các chế định sở hữu của vợ chồng chưa được quy định rõ ràng trong luật và thiếu cơ chế công khai tài sản (TS) riêng, TS chung đã "tạo nên các tình huống thiếu nhất quán và vận dụng tùy tiện" cho các giao dịch dân sự, kinh tế. Tại khoản 1, Điều 33 quy định: "Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình (trừ trường hợp quy định tại khoản 5 điều này)". Thế nhưng trên thực tiễn, vợ (chồng) có TS riêng lại không thể thực hiện được giao dịch liên quan đến TS của mình. Vì để an toàn trong giao dịch, giao dịch liên quan đến TS riêng của một bên vợ, chồng chỉ được chấp nhận khi có thỏa thuận xác nhận của vợ, chồng hoặc các thành viên sống chung với người xác lập giao dịch. Luật HN&GĐ đã có những điều, khoản quy định về việc xác định TS chung và TS riêng trong hôn nhân. Thế nhưng trên thực tế, việc phân định rõ ràng TS chung và TS riêng của vợ chồng rất phức tạp. Văn hóa Việt Trong khi đó, việc xác lập TS riêng trong quá trình chung sống cũng là vấn đề nan giải. Đôi khi việc phân định TS riêng - chung rõ ràng lại bị đánh giá là không muốn gắn kết hôn nhân bền vững. Bởi vợ chồng rất khó chấp nhận chuyện "sống chung nhưng của lại riêng". Việc tạo lập TS riêng dù được luật pháp công nhận nhưng trên thực tế để xác định rõ ràng quyền sở hữu khối TS riêng ấy vẫn rất khó khăn. Luật HN&GĐ cho phép vợ, chồng có quyền có TS riêng nhưng lại quy định "nhập nhằng" quyền định đoạt nó khi đưa TS riêng vào sử dụng chung trong gia đình: Cụ thể khoản 4, khoản 5, Điều 33 quy định: "TS riêng của vợ, chồng cũng được sử dụng vào các nhu cầu thiết yếu của gia đình trong trường hợp tài sản chung không đủ để đáp ứng. Trong trường hợp TS riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ TS riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt TS đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng". Thực tế, khi TS riêng đưa vào sử dụng chung thì được xem là TS chung của vợ chồng và khi ly hôn, mặc nhiên số tài sản ấy được chia đôi. Điều này gây thiệt hại không ít cho bên có TS bởi có những cuộc hôn nhân chỉ vì tài sản. Luật sư Đỗ Minh Phương, Đoàn Luật sư Hà Nội |