Vụ cướp bảo tàng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ
Vụ cướp diễn ra vào khoảng 2 giờ đêm sau ngày lễ thánh Patric đã khiến cho cả
Viện bảo tàng Isabella Stewart Gardner được coi là một trong những bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật tư nhân lớn nhất thế giới. Là người kế thừa tài sản khổng lồ của ông vua ngành dệt may, bà Isabella Stewart Gardner (1840-1924), cũng như nhiều người khá giả khác ban đầu đã mua tranh chủ yếu để trang trí cho ngôi nhà của mình.
Nhờ có dịp tìm hiểu lịch sử nghệ thuật thế giới và say mê các tác phẩm thời kỳ Phục hưng, bà Isabella đã trở thành nhà sưu tầm thực sự nghiêm túc. Công việc của bà còn nhận được sự giúp đỡ đặc biệt của nhà nghiên cứu nghệ thuật hàng đầu Bernard Berenson.
Nhờ đó, bộ sưu tập đã có được rất nhiều tác phẩm nổi tiếng của Botticelli, Rembrandts v.v... Để trưng bày bộ sưu tập này, chủ nhân của nó đã đích thân thiết kế và xây dựng cả một tòa nhà bốn tầng theo phong cách của thế kỷ XV. Bảo tàng chính thức được mở cửa vào năm 1903.
Phải nói là những tên cướp đã tìm hiểu khá kỹ về bảo tàng. Chúng leo ngay lên lầu 1, nhanh chóng lấy đi 3 bức họa nổi tiếng của Rembrandts. Đặc biệt là tại đây, chúng đã lấy được bức tranh “The Concert” của danh họa Vermeer, được coi là tác phẩm nghệ thuật quý nhất trong số những tranh đã bị đánh cắp. Những tên tội phạm đã hoành hành trong bảo tàng suốt một tiếng rưỡi. Trước khi rút, chúng còn kịp xóa hết những cuộn băng ghi hình của các camera quan sát.
Nhận diện bề ngoài của những tên tội phạm chỉ được dựng lại với những đường nét cơ bản nhất. Trên website của Cục Điều tra liên bang (FBI), cả hai được mô tả là những người da trắng, tóc và mắt đen, khoảng từ 30 đến 35 tuổi. Cảnh sát treo giải thưởng 1 triệu USD cho ai giúp phát hiện ra chúng (về sau con số này lên tới 5 triệu USD).
Giả thuyết điều tra chính của các nhà chức trách vẫn là khả năng dính líu của giới tội phạm có tổ chức. Có nhiều nguyên nhân để khẳng định về giả thuyết này. Thứ nhất là những tên trộm đã hành động với “trình độ chuyên nghiệp” khá cao, không để lại bất cứ dấu vết nào. Thứ hai là những tên trộm nghiệp dư chắc chắn là không thể thực hiện được vụ cướp táo bạo trên. Thứ ba,
Trong khi tổ chức khủng bố này từ lâu đã nổi tiếng với thủ đoạn lấy trộm các tác phẩm nghệ thuật có giá trị, sau đó đòi tiền chuộc để bổ sung vào ngân sách hoạt động. Một số điều tra viên nhận định, một vụ cướp bảo tàng quy mô lớn như vậy không thể qua mặt được thủ lĩnh James Balzer của băng nhóm mafia Bắc
Còn một kẻ bị tình nghi có thể đồng lõa trong vụ trên là Mikael van Rein, một kẻ buôn bán tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng, đồng thời cũng có tiếng là kẻ hay chơi trò hai mặt. Là một nguồn tin mật của Scotland-Yard, Rein thường hay tung ra những thông tin đáng ngờ liên quan đến những tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp hay giả mạo, qua đó luôn cố thể hiện mình là một chuyên gia chuyên vạch trần những kẻ lừa đảo.
Tháng 12/1999, phóng viên tạp chí Atlantic Monthly đã có dịp gặp gỡ Rein tại Tenerife (Tây Ban Nha), là nơi hắn đang sống cùng với gia đình. Tên này khẳng định với phóng viên trên rằng, đã may mắn kịp rời khỏi
Vòng vây điều tra còn xiết chặt xung quanh hai kẻ tình nghi khác. Một trong số đó là tên trộm bảo tàng nổi tiếng có kinh nghiệm Miles Connor. Kẻ thứ hai là Wiliam Yanvort, một tay chân thân cận của Connor. Thật ra vào thời điểm diễn ra vụ cướp bảo tàng trên, Connor đang phải ngồi tù với mức án 15 năm vì tội buôn lậu đồ cổ. Tuy nhiên, hắn hoàn toàn có thể điều hành vụ cướp từ sau song sắt.
Miles Connor không chỉ nổi tiếng bằng cái danh của một tên tội phạm, mà còn là một kẻ đánh giá rất thành thạo những tác phẩm nghệ thuật quý giá. Năm 1997, Connor đã đồng ý trả lời phỏng vấn tạp chí Time ngay trong nhà tù. Trước câu hỏi, liệu hắn có dính líu tới vụ cướp bảo tàng Stewart Gardner, Connor trả lời ngay: “Hãy tin tôi đi. Nếu tôi có liên quan tới vụ này, việc đầu tiên là tôi phải cuỗm lấy bức tranh Europa”. Cần biết là bức tranh Europa của Titian được coi là tác phẩm nghệ thuật có giá trị nhất tại bảo tàng Stewart Gardner. Trong khi hai tên cướp hồi năm 1990 đã không hề đụng tới bức tranh này.
Miles Connor còn nói với các nhân viên FBI rằng, hắn có thể thăm dò thông tin để biết được những bức tranh đang nằm trong tay ai, hay ít nhất là giá tiền để chuộc chúng, tất nhiên với điều kiện là phải được trả tự do. FBI đã không đồng ý với điều kiện này.
Đã 16 năm trôi qua, kể từ khi vụ cướp táo tợn trên xảy ra, và cảnh sát vẫn chưa thể lần ra chút dấu vết. Bức tranh “The Concert” của Vermeer vẫn đứng đầu trong danh sách các tác phẩm nghệ thuật quý giá bị đánh mất chưa thể tìm ra. Còn tại bảo tàng Isabella Stewart Gardner, vị trí của tất cả những kiệt tác trên vẫn được treo bằng những chiếc khung trống rỗng.
Nguyên nhân là do người chủ đầu tiên Isabella đã có di chúc cấm thay đổi bất cứ vị trí nào của các tác phẩm trong bảo tàng. Còn vụ cướp táo bạo trên đã được “lưu danh” trong điện ảnh vào năm 2005 trong bộ phim tài liệu có tên “Stolen”