Con rồng bằng đá qúy lớn nhất Việt Nam
Theo dự kiến, con rồng bằng đá quý này sẽ được chọn đại diện cho TP HCM đi dự Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội...
Hành trình về TP HCM của khối đá quý khổng lồ
Chủ nhân của con rồng bằng đá quý độc nhất vô nhị này là anh Nguyễn Văn Hữu (47 tuổi, quê
Sau chuyến đi ấy, anh Hữu trở nên hứng thú với thú sưu tầm những hiện vật quý hiếm, độc đáo rồi tập tành chơi đá quý. Thời gian đầu, cách chơi của anh cũng như nhiều nhà sưu tầm đá quý khác, sưu tầm theo hình dạng còn lại của khối ngọc đá (sau khi đã bóc tách phần đá thô): Xối nước rửa sạch những đất bụi bám trong ruột đá, hốc đá, mất mấy ngày nữa dùng bàn chải sắt cọ sạch, dùng axít nhẹ rửa những bụi bẩn, rêu mốc, sau đó là công đoạn mài đá cho nhẵn bóng...
Sau những ngày kỳ công vất vả ấy, những vân đá mới bắt đầu lộ diện. Những đường nét của tự nhiên, đẹp như một bức tranh phong cảnh mà mỗi người, mặc sức theo trí tưởng tượng của mình, tha hồ thưởng ngoạn điều kỳ thú của tạo hóa...
Người chơi đá cũng như người chơi đồ cổ, phải biết tích cóp hàng ngày. Hiện giờ, anh Hữu đã có trong tay một "kho báu" đá quý đồ sộ, quý hiếm: sư tử bằng đá quý, cóc đá, cá đá quý, cá đá quý ẩn hình con bò, hoa đá, gốc đào bằng đá quý khổng lồ. Hầu hết các tác phẩm của anh là những hiện vật độc nhất vô nhị.
Kho báu của anh Hữu hiện giờ đã không thể định giá. Đang là một doanh nhân thành đạt tại TP HCM, làm không hết việc, nhưng bất cứ khi nào nghe nói ở đâu có đá quý với những hình thù kỳ dị, anh Hữu lại bỏ hết công việc và lên đường truy tìm.
Nhắc tới việc sở hữu con rồng bằng đá quý, anh Hữu hào hứng hẳn, cũng bởi, mấy năm chơi đá quý, chưa bao giờ anh nhọc công đến thế...
Anh Hữu kể, đầu năm 2008 tại vùng rừng núi thuộc huyện Đắk Min, tỉnh Đắk Nông, giáp biên giới Campuchia, một "gốc đá" quý đã được phát hiện nằm sâu dưới đất.
Bằng các phương tiện trục vớt thủ công, phải mất 10 ngày, một nhóm thợ mới đưa được cây đá có trọng lượng khoảng 5 tấn này lên mặt đất, sau đó, "gốc đá" này thuộc về một nông dân ở Đắk Min, vốn là một tay chơi gốc đá nghiệp dư. Tin tức về việc phát hiện khối đá quý khổng lồ mau chóng lan truyền gây xôn xao giới sưu tầm đá quý khắp cả nước.
Đã có khoảng 20 "đại gia" đổ về đây, trả giá rất cao và tìm mọi cách để có được cây đá này. Nhưng tất cả đều ra về tay không. Hữu thừa nhận, dường như anh có duyên với khối đá và với người nông dân nọ, qua chuyện trò mà ông ấy đã đồng ý bán khối đá quý cho anh.
Nhưng mua được khối đá rồi, Hữu lại gặp phải một trở ngại lớn: làm sao đưa được khối đá quý khổng lồ này về Sài Gòn khi mà nó đang tọa lạc giữa núi đồi trùng điệp, cách quốc lộ 14 đến 80 km, lối đi chỉ là những con đường mòn cheo leo hiểm trở?
Hữu huy động lực lượng và rồi một "đoàn quân cơ giới" gồm 2 xe ủi đất, 1 xe cạp và 1 rơ-moóc vừa san lấp mở đường vừa vận chuyển đá từng bước một ra Quốc lộ 14. Sau hơn 1 tháng ròng, với đủ các phương tiện vận chuyển và hàng chục con người, đầu tháng 3/2008, khối đá quý khổng lồ mới yên vị tại một xưởng chế tác nằm ở huyện Bình Chánh, TP HCM... --PageBreak--
Ngọc Long- đệ nhất linh vật
Mới đầu, như những khối đá đã có, Hữu chỉ tính đánh bóng khối đá cho sáng lung linh, rồi đem vào thành phố, cho trưng bày tại quán cà phê trên đường Trường Sơn do anh làm chủ.
Sau một đêm nằm mộng thấy rồng, tỉnh dậy, Hữu bị ám ảnh bởi con rồng trong giấc mơ ấy, anh quyết định chế tác khối đá khổng lồ ấy thành hình một con rồng. Theo như Hữu, quyết định chế tác thành con rồng là "đắc sách" nhất. Bởi theo quan niệm Á Đông, rồng là con vật đứng đầu trong "tứ linh" (long, lân, quy, phụng).
Người Việt
Đã gặp nhóm nghệ nhân nọ, nhưng nào người ta đã nhận lời ngay, cũng phải mất mấy ngày thuyết phục, bằng những đãi ngộ tốt nhất, nhóm nghệ nhân nọ mới đồng ý vào TP HCM để thực hiện ý tưởng của Hữu. Thế là một đoàn nghệ nhân 19 người gồm thợ phá, thợ chế tác, thợ đánh bóng, thợ gỗ khăn gói vào TP HCM...
Sau khi bóc tách phần đá thô, Hữu đem ý tưởng con rồng chầu trao đổi với các nghệ nhân. Thêm hơn một tuần để các nghệ nhân định hình và họ đã nương theo thế đá để phác thảo nên một con rồng đầu vươn cao, đuôi cuộn trong mây. Kể từ ngày bắt đầu vỡ đá, hầu như ngày nào Hữu cũng xuống Bình Chánh để chiêm ngưỡng hình thù mỗi ngày một phát lộ của con rồng...
Từ một khối đá hơn 5 tấn, biến thành một con rồng hơn 1 tấn vừa tròn 6 tháng. Đến cuối tháng 10/2008, con rồng bằng đá quý mới hoàn thiện. Phải tận mắt "tận mục sở thị" con "Ngọc Long" khổng lồ này mới thấy hết được sự tài hoa của các nghệ nhân xứ Huế.
Từ những nét chạm khắc tinh tế, vi diệu cộng với việc tận dụng những chỗ "tạo hóa đã phối sẵn màu" để định vị các họa tiết một cách chuẩn xác và hài hòa về sắc màu. Những kỳ, vây, vảy, móng được chăm chút đến chi li. Thân rồng chủ yếu chạm khắc trên màu vàng.
Điểm xuyết trên thân rồng là những cuộn mây mang màu ngọc bích. Chiều dài của con rồng là 3,76m, chỗ rộng nhất: 1,23m, chỗ hẹp nhất 0,58m; trọng lượng 1.548 kg. Anh đã đặt cho con rồng cái tên: Ngọc Long - Đệ nhất linh vật...
Thiên nhiên và con người đã hòa hợp, tạo nên một con rồng hoàn mỹ, có lẽ, ai đứng trước con rồng độc đáo này cũng phải trầm trồ với vẻ đẹp thần kỳ, huyền ảo của nó...
Nhân đây cũng xin nói thêm về khối ngọc đá khổng lồ này, theo các chuyên gia về đá quý và kết luận từ Trung tâm kiểm định của Trường đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM, chất liệu để tạo nên tác phẩm Ngọc Long - Đệ nhất linh vật thuộc họ đá opal và calcedon, đều được liệt vào hàng đá quý hiếm, trong khối đá khổng lồ mà Hữu có được, phần lớn là đá opal.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia; đá quý opal có công thức hóa học là: SiO2nH2O. Tên gọi của nó bắt nguồn từ tiếng Phạn upala - "đá quý". Opal là silicdioxit ngậm nước, có nghĩa là thạch anh vô định hình chứa từ 6-10% nước.
Nguồn gốc sinh thành: opal nhiều khi đọng trong suối nhiệt dịch và suối phun ở các khu vực núi lửa, đôi khi thành những thạch nhũ trắng, trong suốt có quang thái ngọc. Đá opal cũng phổ biến trong các hỗng và khe giữa những đá phún xuất. Đôi khi thành hốc khoáng và hạnh nhân. Những khối chính của opal tạo thành trong điều kiện ngoại sinh, do sự phá hủy silicat trong quá trình phong hóa các đá.
Đá opal có hơn 100 biến thể với rất nhiều màu sắc do chứa các tạp chất của sắt, mangan, niken và nhiều nguyên tố khác, tùy theo màu sắc một số loại opal có tên gọi riêng. Ở phương Đông, nhất là Ấn Độ, opal từ lâu đã được coi là đá của tình yêu, sự tin tưởng và lòng trắc ẩn.
Bằng ánh lấp lánh trên bề mặt viên đá opal soi sáng trí tuệ, xua đuổi những ý nghĩ u tối và sợ hãi. Có nơi coi đá opal là biểu tượng của hạnh phúc, hy vọng và tình yêu trìu mến dịu dàng. Những loại đá này liên tưởng đến những ý nghĩ trong sáng và sự đồng cảm. Người Hindu tin rằng, opal có thể giúp cho trẻ em mau lớn.
Có ý kiến cho rằng, khi opal mất đi ánh lấp lánh là dấu hiệu báo có bệnh ở chủ nhân của đá. Các nhà thạch học trị liệu hiện đại cho rằng, opal phát triển trực giác và có ảnh hưởng tốt tới hệ thần kinh, tuyến yên và đầu xương.
Nhờ có sự phong phú về màu sắc mà từ thời cổ opal đã là biểu tượng của sự thất thường, tượng trưng cho số phận hay thay đổi, nó làm cho trực giác trở nên tinh nhạy và giúp tạo ra cảm hứng. Trên thế giới, đá opal quý thường được dùng làm trang sức. Trên thế giới, đã từng có viên đá opal được định giá ngang với kim cương...
Nói như vậy, để thấy quyết định "thổi hồn" rồng cho đá quý của anh Hữu mạo hiểm và tốn kém đến thế nào. Từ khối đá hơn 5 tấn, để có được con rồng độc đáo chỉ hơn 1,5 tấn này, anh đã cho đập bỏ hơn 3 tấn đá quý, một khối lượng đá khổng lồ mà nhiều nhà sưu tập đá quý cho là anh muốn biến mình thành một "công tử Bạc Liêu"...
Đôi lúc anh cũng nghĩ thế, và chỉ đến khi đứng trước con rồng đá quý hoàn thiện, Hữu mới dám khẳng định quyết định "thổi hồn" rồng cho khối đá khổng lồ của mình là đúng. Bởi xưa nay, không mấy nhà sưu tập dám mạo hiểm phá khối đá quý của mình để chế tác thành các linh vật.
Thường thì các nhà sưu tập sẽ giữ nguyên vẻ đẹp ban sơ của khối khá, có chăng là chỉ cho thợ vỡ đá thô, đánh bóng khối đá. Hữu lại nghĩ khác, thiên nhiên ban tặng cho mình đá quý, mình phải biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật thật sự.
Anh bảo, nghề chơi nào cũng lắm công phu. Mà anh đâu có dại gì bỏ hết đá, những khối đá vỡ ra từ khối đá khổng lồ nọ, anh đã tận dụng và cho chế tác thành 4 con rồng nhỏ, tiêu bản của con rồng khổng lồ, cùng vây, vi, vảy, đuôi như thế.
Những mảnh vỡ nhỏ, anh cho tạo thành hàng ngàn tác phẩm nghệ thuật bé xinh. Vốn là một nhà kinh doanh, sau khi có được con rồng quý, Hữu đã xin thành lập Công ty Đá quý Ngọc Gia Bảo. Chỉ vào con Ngọc Long - Đệ nhất linh vật, anh Hữu khẳng định, nghệ nhân Việt
Hữu nói, anh sẽ cho chế tác những tác phẩm đá quý độc đáo, do những nghệ nhân Việt
Ngay khi có tin về Ngọc Long - Đệ nhất linh vật xuất hiện, đại diện của Sở Văn hóa - Thông tin và Truyền thông TP HCM đã đến gặp Hữu, anh cũng đã đồng ý trưng bày con rồng đá quý này tại Khu Di tích lịch sử văn hóa TP HCM, sẽ khánh thành vào năm 2009, theo dự kiến, con rồng sẽ được đặt trang trọng trong khu vực đền Hùng. Ngọc Long cũng sẽ đại diện TP HCM đi dự Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội...
Những ngày này, Trung tâm Sách kỷ lục Việt
Sinh ở Nam Định, tha hương từ năm 15 tuổi, đã từng học Trường Sân khấu - Điện ảnh TP HCM, rồi gia nhập Đoàn kịch Cửu Long Giang những năm 80 thế kỷ trước, từng đạp xích lô mưu sinh, làm lụng quần quật, mỗi ngày chỉ cho phép mình ngủ hơn 3 tiếng, mới có một doanh nhân Nguyễn Văn Hữu như ngày hôm nay. Anh không quên những ngày khốn khó.
Anh luôn trân trọng những gì mình đang có, bởi anh nói: “Tôi rất biết ơn đời”. Theo lời của Hữu, ngoài hai con rồng nhỏ dành cho Khu Di tích lịch sử văn hóa TP HCM, Hữu sẽ hiến tặng một con rồng nhỏ, phiên bản của Ngọc Long - Đệ nhất linh vật bán để làm từ thiện. Anh chỉ giữ một phiên bản Ngọc Long nhỏ cho mình, âu cũng để thỏa cái thú sưu tập linh vật đá quý mà anh trót mang...