Hóa thạch rùa khổng lồ
Thứ Bảy, 29/02/2020, 20:58
Các nhà khoa học Venezuela vừa phát hiện ra các mẫu hóa thạch của một loài rùa khổng lồ thời tiền sử (ảnh), với kích thước dài tới… 3m và ước lượng nặng hơn 1 tấn, từng sinh sống trong vùng Urumaco thuộc bang Falcon phía tây bắc Venezuela.
Đó là loài rùa có tên khoa học là Stupendemys geographicus, thuộc giống bò sát cổ đại từng sống trên trái đất trong khoảng từ 9-6 triệu năm trước và đã tuyệt chủng từ lâu. Điểm đặc biệt gây kinh ngạc là ở trên đầu loài rùa khổng lồ này có mọc một chiếc sừng, là thứ vũ khí lợi hại để chống trả đối thủ nguy hiểm khi ấy là loại cá sấu dài hơn 3m.
Được biết, Urumaco là khu vực ẩn chứa nhiều mẫu hóa thạch phong phú ở phía bắc Nam Mỹ. Một loài rùa khổng lồ khác có tên khoa học là Stupendemys geographicus, đã từng được các nhà nghiên cứu người Mỹ ở Viện đại học Harvard tìm thấy ở đây trong thập niên 70 thế kỷ trước.
X.Hiếu (theo Science Advances)