Kinh hoàng lễ hội bò tót San Femin
Tuy nhiên, các nhà hoạt động quyền động vật từ lâu đã mở chiến dịch vận động sự kiện này phải bị cấm hoàn toàn ở Tây Ban Nha.
Lễ hội có lẽ có nguồn gốc từ thế kỷ XIII và được nhà văn nổi tiếng Ernest Hemmingway bất tử hóa nó trong cuốn tiểu thuyết "The Sun Also Rises" (năm 1926) của ông. Lễ hội này được tổ chức nhằm tỏ lòng tôn kính vị thánh Fermin của thành phố Navarran. Để di chuyển con vật từ khu nuôi nhốt đến trường đấu bò, người tham gia lễ hội thúc cho chúng chạy.
Vào mỗi buổi sáng trong tuần đầu tiên của tháng 7 hàng năm, pháo hoa được bắn lên không trung phát tín hiệu thả 6 con bò tót chạy tự do trên các con đường rải sỏi của Pamplona. Sau 2 phút chạy đua với mọi người, những chú bò sẽ đến trường đấu và bị các matador (người đấu bò) giết chết ngay trước mắt hàng ngàn khán giả hò reo cổ vũ.
Đa phần người Tây Ban Nha coi đây là sự kiện văn hóa độc đáo của đất nước, cũng là "môn thể thao" thu hút lượng khán giả đông đảo chỉ sau môn bóng đá. Lễ hội thu hút hàng chục ngàn du khách quốc tế đến Tây Ban Nha mỗi năm, đóng góp không nhỏ cho ngành du lịch, nhất là vào giai đoạn nền kinh tế nước này đang khủng hoảng trầm trọng.
Nhiếp ảnh gia người Mỹ Jim Hollander, người tham gia lễ hội trong suốt 40 năm qua, tin rằng môn đấu bò cũng là cách giúp cho loài sinh vật này không bị… tuyệt chủng! Hollander nói rằng: "Nếu môn thể thao đấu bò bị cấm thì giống bò tót chiến đấu sẽ tuyệt chủng. Sinh vật sẽ trở thành loài bò nhà bình thường".
Phản ứng trước mối lo ngại của các nhà hoạt động quyền động vật, những người ủng hộ cũng cho rằng bò tót có cuộc sống thọ và hạnh phúc hơn giống vật nuôi chuồng.
Giáo sư triết học Tây Ban Nha Gabriel Avalos cho rằng: "Sự công bằng nằm ở đâu khi 3 triệu con bò bị giết chết ở Anh mỗi năm, và trong số 30 triệu con khác bị tước đi mạng sống ở Mỹ thì có đến 78% được chăn nuôi công nghiệp. Và tuổi thọ trung bình của chúng chỉ khoảng 18 tháng".
Biểu tình phản đối đấu bò ở Pamplona, Tây Ban Nha. |
Còn đối với mối nguy hiểm cho những người tham gia lễ hội, các nhà tổ chức cho rằng tỷ lệ những người bị bò tót đâm húc là "rất thấp".
Thật ra hằng năm, hàng trăm người bị thương và hơn chục người mất mạng khi tham gia lễ hội San Femin. Năm 2009, một thanh niên Tây Ban Nha 27 tuổi Daniel Romero bị chết sau khi một con bò tót đâm vào cổ gây đứt động mạch! Ngay đến việc đối xử với những con vật cũng gây chỉ trích lan rộng.
Còn các nhà hoạt động quyền động vật thì bò tót trở nên sợ hãi và chấn thương tâm thần mạnh sau khi buộc phải chạy trên đường phố trong lễ hội giữa cả rừng người! Do không quen xuất hiện giữa đám đông người cũng như những âm thanh chát chúa trong lễ hội, những con bò thường bị té ngã đến gãy xương và sừng khi cố gắng tháo chạy. Trong cuộc đấu bò diễn ra tiếp sau đó, con vật lại phải chịu chết trong đau đớn khi bị đâm gươm liên tục.
Tổ chức Bảo vệ động vật PETA phản đối: "Đấu bò là môn thể thao dã man. Đó là hành động tra tấn và giết chết con vật để mua vui cho con người".
Hiện nay, làn sóng phản đối môn đấu bò đang dâng cao ở Tây Ban Nha. Năm 2014, vùng tự trị Catalonia ở miền Bắc Tây Ban Nha chính thức cấm môn đấu bò và Đài Truyền hình quốc gia TVE cũng đã chấm dứt chương trình phát sóng về môn thể thao này để "bảo vệ trẻ em trước hình ảnh bạo lực".
6 con bò tót nặng đến 500kg được thả chạy tự do trên những con đường hẹp ở Pamplona trong lễ hội San Femin vào đầu tháng 7 năm nay. Tổng cộng có 11 người bị thương ngay trong 2 phút đầu tiên diễn ra sự kiện kéo dài 9 ngày được mô tả là quá nguy hiểm. Một người Mỹ bị bò húc thẳng vào nách, và người khác 30 tuổi may mắn bị thương nhẹ sau khi bị húc vào phần hông. Một thanh niên Mỹ 27 tuổi bị thương do sừng bò húc phải. 6 con bò tót tham gia lễ hội năm nay xuất phát từ trại Jandilla ở Extremadura - nơi nổi tiếng đối xử với những con bò rất tàn bạo.
Hằng năm, có đến hàng ngàn du khách - phần lớn đến từ Mỹ, Anh và Australia - đổ về lễ hội San Femin để chạy đua với bò tót giữa rừng người mặc quần áo với 2 màu đỏ và trắng. Trong sự kiện năm nay, khoảng hơn 100 người bôi máu giả lên người tụ tập bên ngoài trường đấu bò Pamplona để phản đối.