Mê cung hầm ngầm tại dải Gaza

Thứ Tư, 05/12/2007, 11:40
Mới thoạt nhìn, biên giới phía nam dải Gaza là một vùng đất hoang, đầy các vết tích chiến tranh, do Hamas kiểm soát và phân cách với Ai Cập bởi một bức tường. Thế nhưng, nhiều công trình phá cách được bí mật ghi hình lại ẩn chứa một số bí mật. Đó là một ma trận dưới mặt đất, biến những nỗ lực “niêm phong” dải Gaza thành trò cười!

Có ít nhất 7 người bị thiệt mạng trong vụ tấn công tàn bạo nhất kể từ khi Hamas nắm quyền kiểm soát dải Gaza vào tháng 6/2007.

Hai bên biên giới Gaza đóng cửa. Đường bị cấm qua lại. Thế nhưng các nguồn tiếp tế vẫn qua trót lọt, thông qua những đường hầm bí mật dọc theo biên giới Ai Cập - Palestin.

Đường hầm này cho phép những kẻ buôn lậu mang qua biên giới nhiều nguồn hàng cấm và thậm chí có cả vũ khí. Hiếm có phóng viên phương Tây nào tường tận bên trong đó, nhưng phóng viên Hãng CBS News Elizabeth Palmer có dịp chui sâu vào vùng đất không có người ở gần ngã tư Rafah để thực hiện bài viết đặc biệt này.

Mới thoạt nhìn, biên giới phía nam dải Gaza là một vùng đất hoang, đầy các vết tích chiến tranh, do Hamas kiểm soát và phân cách với Ai Cập bởi một bức tường.

Thế nhưng, nhiều công trình phá cách được bí mật ghi hình lại ẩn chứa một số bí mật. Đó là một ma trận dưới mặt đất, biến những nỗ lực “niêm phong” dải Gaza thành trò cười!

Vài người buôn lậu nhiều kinh nghiệm đưa phóng viên Elizabeth Palmer xuống tận những đường hầm sâu thẳm này để quan sát kỹ hơn. Một đường hầm chạy ngay bên dưới hoang mạc, ở độ sâu gần 36 mét và trổ lên ngay trên đất Ai Cập.

Nó là một phần của toàn bộ mê cung các đường hầm của dải Gaza, cũng là con đường buôn lậu chính đối với tất cả mặt hàng - từ thuốc nổ, cho đến thuốc lá.

Phóng viên Palmer quan sát thấy đường kính của một đường hầm vào khoảng 0,61 mét, nhưng nó lại là phao cứu sinh cho 1,5 triệu cư dân Gaza, những người đang chật vật tìm nguồn tiếp tế căn bản từ nơi khác sau khi Israel “đóng cửa” tất cả các con đường quanh đó.

Những đường hầm như vậy được đào tùy theo địa hình và tùy điểm đến thuận tiện nhất, chỉ mất 3 tháng, do một số người bỏ tiền ra thuê. Thậm chí những người đào hầm được chia một phần lợi nhuận nhỏ khác nữa từ số hàng hóa họ mang về cho chủ.

Liên Hiệp Quốc ước tính 10% hàng hóa có ở Gaza được con buôn tuồn vào bằng những đường hầm nói trên

Lệ Thiện (theo CBS)
.
.