Bầu cử Tổng thống ở Brazil: Cuộc trắc nghiệm dành cho Tổng thống Lula Da Silva
Vòng hai cuộc bầu cử tổng thống
Với tỉ lệ phiếu bầu áp đảo 60,8%, chênh lệch gần 20 điểm so với đối thủ Geraldo Alckmin (39% phiếu), đương kim Tổng thống Brazil Lula da Silva đã tái đắc cử một cách ngoạn mục, được giới quan sát đánh giá là chiến thắng vang dội không kém chiến thắng lần đầu đưa ông lên làm Tổng thống Brazil hồi tháng 10/2002. Đây cũng có thể được xem như cuộc “trắc nghiệm” lòng tin của dân chúng
Ông Lula da Silva năm nay 61 tuổi (sinh năm 1945), xuất thân từ tầng lớp nghèo; 10 tuổi phải bỏ học để đi đánh giày, bán hàng rong, làm thợ tiện, và sau đó làm công nhân nhà máy luyện kim. Lula da Silva bắt đầu quan tâm các vấn đề chính trị và đấu tranh vì quyền lợi người lao động nghèo vào năm 1969 khi ông tham gia vào tổ chức công đoàn ngành luyện kim. Dưới chế độ độc tài quân phiệt (thập niên 70-80 thế kỷ XX), ông tích cực hoạt động công đoàn và vào năm 1975 được bầu làm thủ lĩnh công đoàn ngành luyện kim gồm 100.000 thành viên.
Năm 1980, Lula da Silva tập hợp các thành phần công nhân, trí thức, các nhà hoạt động nhà thờ Thiên Chúa giáo để thành lập đảng Công nhân (PT), chính đảng thiên tả đầu tiên trong lịch sử Brazil đại diện cho quyền lợi công nhân. Từ đó, PT không ngừng thay đổi và lớn mạnh, trở thành một thế lực chính trị mới trên chính trường
Tính đến cuộc bầu cử tháng 10/2006, ông Lula da Silva đã lập kỷ lục 5 lần tranh cử tổng thống
Trong lúc quá chán nản trước lề lối chính trị cũ rích, sáo mòn, người dân Brazil bỗng nhận ra sự xuất hiện đúng lúc của những chính sách, đường lối hoàn toàn mới mẻ mà Lula da Silva và đảng PT hứa hẹn sẽ mang lại. Lula da Silva và đảng PT đã giương khẩu hiệu “vì một nước
Nhìn lại nhiệm kỳ 4 năm đã qua của Tổng thống Lula da Silva, người ta thấy ông đã làm được khá nhiều điều cho dân nghèo cũng như cho đất nước
Là một người nổi tiếng với chính sách trung dung, không quá thiên tả, Lula da Silva theo đuổi đường lối chính trị đa phương, thiên về vai trò trung gian hòa giải hơn là cực tả. (Ông có thể “thổi lỗ tai” Tổng thống Mỹ George W. Bush đồng thời cũng có thể làm bạn với Tổng thống Venezuela Hugo Chavez – hai thế lực chống nhau quyết liệt).
Đường trung dung còn được Lula da Silva áp dụng vào cách triển khai các chương trình cải cách kinh tế, xã hội một cách từ tốn, đã giúp tạo ra chuyển biến cơ bản trong hệ thống kinh tế xã hội Brazil. Thông qua các chương trình vì người nghèo, Lula da Silva đã phần nào thực hiện được mục tiêu “tái bố trí tài sản xã hội”, từng bước xóa hố ngăn cách giàu - nghèo để tiến tới thực hiện công bằng xã hội.
Tuy nhiên, nhiệm kỳ đầu của Lula da Silva cũng phần nào bị ảnh hưởng bởi những bê bối tham nhũng, hối lộ trong Quốc hội do vài thành viên nội các và đảng PT của ông gây ra bắt đầu bùng phát vào tháng 5-2005. Cơn sóng gió đã khiến cho hàng loạt trợ thủ đắc lực trong Chính phủ và đảng PT phải từ chức, và nhiều người đã nghĩ đến khả năng ông Lula da Silva sẽ phải từ bỏ ý định ra tranh cử nhiệm kỳ 2, bởi vì mặc dù bản thân ông không trực tiếp dính líu đến các hoạt động mờ ám đó, song về cơ bản, các vụ việc lại có liên quan đến chính sách cầm quyền của ông.
Đến trước cuộc bỏ phiếu vòng 1 ngày 1/10, lại thêm một vụ bê bối xảy ra. Một số thành viên ban vận động tranh cử của ông Lula da Silva bị bắt vì định dùng 720.000 USD tiền mặt mua một bộ hồ sơ chứa đựng thông tin bất lợi cho đối thủ Geraldo Alckmin. Vụ việc đã khiến cho tỉ lệ phiếu bầu của Lula da Silva giảm mạnh, chỉ đạt 48,6%, mặc dù ông vẫn giành chiến thắng song chưa đủ tỉ lệ quá bán, khiến cho cuộc bầu cử phải tiến hành sang vòng 2.
Trước sau, các thành quả kinh tế, xã hội vẫn là thế mạnh giúp Lula da Silva tiếp tục giữ được lòng tin trong dân chúng Brazil, từ đó giúp ông vượt qua sóng gió, “chuyển bại thành thắng”, để tiếp tục sứ mệnh “vì người nghèo”. Vào ngày 1/1/2007 tới đây, ông sẽ nhậm chức nhiệm kỳ II. Những trọng tâm ưu tiên được ông đặt ra sẽ là tiếp tục các chương trình xóa đói, giảm nghèo và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hiện tại, tăng trưởng kinh tế