Giải Nobel khoa học và sự bất công đối với các nhà khoa học nữ
Bà Marie Curie được giải Nobel Vật lý năm 1903 và giải Nobel Hóa học năm 1911 nhưng sau phải chờ đến năm 1935, Irène Joliot Curie, con gái của bà mới được thay mẹ nhận giải Nobel Hóa học.
Trong nửa sau thế kỷ XX, các Ủy ban giải thưởng Nobel đã táo bạo hơn nhiều để tôn vinh phụ nữ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học với số lượng nhiều hơn: một bà đoạt giải thưởng Vật lý năm 1963, một bà nhận giải Hóa học năm 1964 và 5 bà nhận giải thưởng Y học từ năm 1977 đến 1995. Lời giải thích quen thuộc của sự chênh lệch giữa các nhà khoa học nữ được giải Nobel so với các nhà khoa học nam giới là: số lượng phụ nữ không nhiều so với nam giới trong các chức vụ cao ở đại học. Nhưng thực tế có nhiều nhà khoa học nữ đã bị các Ủy ban giải Nobel bỏ qua.
Ví dụ rõ ràng nhất là trường hợp nhà vật lý Lise Meitner, người đã chứng minh hạt nhân nguyên tử có thể bị chia tách và như thế đã mở đường cho năng lượng hạt nhân. Nhưng người nhận giải lại là Otto Hahn, người có giải Nobel Hóa học vào năm 1944, trong khi hai người từ lâu đã làm việc cùng nhau về cùng một vấn đề. Bà Lise Meitner, người Do Thái khi ấy đã ở Thụy Điển từ nhiều năm. Đã quá muộn để sửa chữa điều bất công ấy vì bà đã mất vào năm 1968.
Một phụ nữ khác đúng ra phải được nhận giải thưởng, đó là nhà tinh thể học người Anh Rosalind Franklin. Những tấm ảnh chụp của bà đã được dùng làm cơ sở của phát minh về chức năng hoạt động của phân tử ADN. Người lãnh đạo của bà, Maurice Wilkins (vừa qua đời ở tuổi 87), đã lấy các tấm ảnh đó trong phòng thí nghiệm của bà
Các Ủy ban giải thưởng Nobel còn “làm hại” bà Mary Cartwright, người Anh (mất năm 1998 ở tuổi 98). Bà đã lập được công thức (trước cả ông Edward Lorenz mấy thập niên) tính toán về sự hỗn độn của vật chất mà không nhận được sự động viên nào.
Về phần bà Jocelyn Bell Burnell, một phụ nữ Bắc
Bà Bildred Dresselhaus, người Mỹ, 74 tuổi, rất năng động trong nghiên cứu công nghệ nanô. Chính bà đã phát hiện ra rằng, trong những điều kiện nhất định, cácbon có thể là chất dẫn hoặc chất bán dẫn, điều này có tầm quan trọng rất lớn đối với công nghệ nanô. Các công trình nghiên cứu của bà nằm ở đường biên không rõ rệt giữa vật lý và hóa học, và bà có thể rất xứng đáng mơ tới một giải thưởng trong một môn khoa học này hoặc môn khoa học kia.
Còn đối với một số phụ nữ khác có những cống hiến trong nghiên cứu khoa học rất cần được đánh giá đúng.
Một tín hiệu mừng là năm-2004, giải thưởng Nobel về Y học được trao - một nửa - cho bà Linda B.Buck, người Mỹ, nâng con số phụ nữ được tặng thưởng giải Nobel khoa học lên 12 người. Dẫu thế, con số này vẫn thật là ít ỏi