Quan hệ Anh - Mỹ căng thẳng vì vụ dầu tràn
Vụ dầu tràn kéo dài đến nay đã gần 2 tháng và nó luôn là đề tài nóng tại Mỹ, nên việc Công ty BP bị chỉ trích ngày càng nặng lời là không tránh khỏi. Và căng thẳng giữa hai chính quyền Anh - Mỹ về việc quản lý nạn dầu tràn tại vùng vịnh
Chính quyền của Tổng thống Obama từng tuyên bố rằng, Công ty BP sẽ phải trả toàn bộ số hóa đơn mà chính quyền Mỹ chi ra để ngăn chặn dầu tràn và xử lý môi trường, cũng như tiền bồi thường cho người dân bị ảnh hưởng. Căng thẳng đã tăng lên một nấc, ngày 10/6, khi Đô đốc Thad Allen, Tư lệnh Các lực lượng tuần duyên Mỹ, đã yêu cầu Chủ tịch BP Carl Henrich Svanberg, đến làm việc vào ngày 16/6 với Chính phủ Mỹ (trong buổi làm việc đó, Tổng thống Obama có tham dự).
Chưa hết, ngày 13/6, Chính phủ Mỹ đã gia hạn cho Công ty BP phải tìm ra giải pháp chặn dầu rò rỉ tốt hơn từ giếng dầu bị hư hại ở vịnh
Trước đó 2 ngày, các giới chức chính phủ Obama và các thành viên Quốc hội Mỹ kêu gọi Công ty BP không trả tiền lời cho các cổ đông cho tới khi họ hoàn tất việc trả tiền bồi thường thiệt hại cho các ngành đánh cá và du lịch quan trọng của vùng vịnh Mexico. Công ty BP nói rằng, họ đang xem xét tới nhiều giải pháp. Theo dự trù thì họ sẽ loan báo về việc chia lời quý II vào ngày 27/7 tới.
Vụ dầu tràn này, nhiều tuần liền Tổng thống Obama đã bị người dân Mỹ chỉ trích là quá lề mề trong việc gây áp lực lên Công ty BP. Còn hiện nay Tổng thống Mỹ lại đang bị người Anh cáo buộc là đã góp phần làm giá cổ phiếu của Công ty BP của họ tụt giảm mạnh do những lời lên án bị coi là hung hăng đối với BP, và đặc biệt đối với Giám đốc điều hành Tony Hayward.
Một số doanh nghiệp Anh cáo buộc nhóm cố vấn của Tổng thống Mỹ đã sử dụng ngôn ngữ "chống người Anh" khi thảo luận về vụ dầu tràn. Cựu Đại sứ Anh tại Mỹ, Hầu tước Christopher Meyer, ngày 10/6 tuyên bố những tranh chấp về Hãng dầu BP có thể sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa Mỹ và Anh.
Ông nói, Chính phủ Obama đã đưa ra những lời nói rất nặng nề trước công chúng, cũng như của những vị đại biểu tại Quốc hội thường dùng những từ khiến người Anh thấy “chối tai”. Ông nhắc lại đây không phải chỉ là một vấn đề có liên quan đến Công ty BP, mà là một vấn đề có liên quan đến cả danh dự của nước Anh.
Trong khi đó, Thị trưởng thành phố
Báo chí Anh cũng lên tiếng bênh vực tập đoàn trong nước. Tờ Time cho rằng ông Obama "đang cố giết chết" BP. Còn tờ Daily Mail giật tít "Hãy đứng lên vì đất nước, ngài Cameron!".
Kể từ ngày 20/4 (ngày xảy ra vụ nổ dàn khoan) đến nay, Công ty BP đã bị mất 67,4 tỉ euro, tức gần một nửa giá trị của công ty trên thị trường. Khủng hoảng BP, như vậy, có thể dẫn đến việc nhiều người mất lương hưu. Trong hiện tại, công ty này vẫn bảo đảm được việc trả các chi phí liên quan đến thảm họa và các khoản lợi tức cổ phiếu cho cổ đông.
Theo đánh giá của một hãng bảo hiểm, tổng số thiệt hại trong vụ này đối với BP lên đến 37 tỉ USD. Vấn đề chủ yếu là tại Anh, BP còn phụ trách nhiều quỹ hưu trí. BP có 10.105 nhân viên ở Anh và ước tính có khoảng 18 triệu người Anh hoặc có cổ phiếu của BP, hoặc trả tiền vào một quỹ hưu trí có cổ phiếu BP.
Tổng thống Obama và Thủ tướng Cameron đã phải điện đàm ngày 12/6 để xua tan những căng thẳng ngoại giao. |
Để tránh làn sóng phản đối Công ty BP biến thành một cuộc khủng hoảng chính trị giữa Anh và Mỹ, ngày 12/6 vừa qua, Tổng thống Barack Obama đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Anh David Cameron. Trong cuộc nói chuyện, người đứng đầu nước Mỹ bảo đảm với Thủ tướng Anh rằng những lời chỉ trích của ông với BP không liên quan gì tới quốc tịch của công ty này.
Hai nhà lãnh đạo đều khẳng định vấn đề không làm căng thẳng ngoại giao hai bên. "BP là một công ty đa quốc gia và đây là vấn đề về tác hại của thảm kịch này, không phải về mối quan hệ giữa Mỹ và đồng minh thân cận nhất" - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley nói. Người phát ngôn của Thủ tướng Cameron cũng cho biết
Sau nhiều tuần không tham gia vào cuộc tranh luận về việc Công ty BP quản lý thảm họa dầu tràn, tân Thủ tướng Anh đã thay đổi hoàn toàn quan điểm và tuyên bố sẽ sẵn sàng giúp BP khắc phục tình hình. Trước đó, có những ý kiến từ chính trong đảng Bảo thủ cầm quyền đề nghị ông Cameron phải nói chuyện với phía Mỹ về vụ BP sau khi cổ phiếu của công ty này sụt thấp nhất từ năm 1997.
Trước cuộc điện đàm trên, Thủ tướng Anh phát biểu rằng ông "thất vọng và lo ngại" về những thiệt hại môi trường do giếng dầu bị rò rỉ vốn thuộc sở hữu của BP. Phủ Thủ tướng Anh từng cho biết cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ có tính chất "nhà nước và công việc". Cuối cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý cùng yêu cầu BP làm hết sức mình để giải quyết tốt nhất nạn thủy triều đen tại vịnh