Hợp tác nước thứ ba trong một thế giới đa cực

Thứ Hai, 14/03/2022, 19:47

Hợp tác nước thứ ba được dùng trong bối cảnh cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung Quốc ngày càng gay gắt. Mâu thuẫn giữa việc Mỹ lôi kéo đồng minh gia nhập phe ủng hộ mình và việc các đồng minh Mỹ từ chối chọn bên cũng trở nên rõ ràng hơn.

Theo đó, các nước chủ động áp dụng chiến lược để tránh bị dính dáng quá mức đến cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung, đồng thời tìm kiếm cơ hội hợp tác dưới hình thức song phương, 3 bên và đa phương với các nước khác ngoài Mỹ và Trung Quốc.

Thứ nhất, chiến lược này thể hiện thái độ của chính các nước. Cuộc đọ sức chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu đã trở thành vấn đề then chốt của cộng đồng quốc tế. Dưới sức ép của Mỹ, việc lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc trở thành vấn đề khó khăn của không ít quốc gia có liên quan. Chúng ta vẫn thường quen với việc phần lớn các vấn đề quốc tế đều được gắn mác chính trị “thân Mỹ” hoặc “thân Trung Quốc”, khiến tình trạng phân hóa toàn cầu càng nổi cộm.

Trong bối cảnh đó, những nước lớn không có năng lực cạnh tranh vừa không muốn trở thành quân bài mặc cả của bất kỳ nước nào trong cuộc đọ sức ấy, vừa muốn tự chủ chiến lược trong việc tìm kiếm quyền chủ động và quyền kiểm soát khu vực. Để đạt mục đích đó, các nước đã tích cực thúc đẩy hợp tác nước thứ ba, tìm cách khám phá con đường thứ ba giữa hai lựa chọn hoặc Mỹ, hoặc Trung Quốc.

Hợp tác nước thứ ba trong một thế giới đa cực -0
AUKUS là sản phẩm của cuộc đọ sức chiến lược Mỹ – Trung

Thứ hai, các nước lớn trong khu vực dẫn dắt sự hợp tác. Cho dù nằm ngoài hai hệ thống Mỹ - Trung nhưng hợp tác nước thứ ba không phải là hành động hỗn loạn, không có trật tự và dễ dàng theo ý mình được. Nhìn chung, trong loại hình hợp tác này, các nước lớn trong khu vực như Ấn Độ, Nhật Bản, Nga, Pháp và Đức đóng vai trò chủ đạo.

Đồng thời, dưới sức ép của cuộc đọ sức chiến lược Mỹ - Trung, xu hướng hội tụ chiến lược và thái độ sẵn sàng hợp tác này cũng nhận được sự hoan nghênh của các nước thứ ba nhỏ và vừa, vốn có thể bất đồng quan điểm về vấn đề hợp tác với Mỹ hay Trung Quốc, hay cả hai. Hợp tác kiểu này mang lại sự công nhân và tôn trọng nhất định cho họ. Chẳng hạn như sự hợp tác giữa Nhật Bản với Ấn Độ.

Mặc dù chính quyền Tổng thống Biden nhiều lần nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ không cưỡng ép đồng minh phải lựa chọn giữa Mỹ hay Trung Quốc, đồng thời có vẻ như ủng hộ hành động tự chủ của các nước đồng minh trên cơ sở lợi ích quốc gia nhưng trong cuộc đọ sức này diễn biến ngày càng phức tạp và không ngừng được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, đã cản trở nghiêm trọng nỗ lực cân bằng chiến lược của các đồng minh Mỹ.

Và, mặc dù Mỹ không công khai yêu cầu những nước này về phe mình nhưng áp lực từ việc chọn bên trong những vấn đề đặc biệt cũng như những rắc rối khi phải né tránh việc lựa chọn hiện được đề cập nhiều lần trong các vấn đề quốc tế. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long từng nhiều lần phát biểu thẳng thắn rằng các nước châu Á không muốn bị ép buộc phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc.

Zachary Paikin, chuyên viên nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu chính sách châu Âu, cho rằng thỏa thuận an ninh Mỹ - Anh - Australia (AUKUS) đã giúp nâng cấp hợp tác an ninh đơn thuần giữa 3 nước ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thành liên minh. Xét ở góc độ này, hợp tác nước thứ ba là sản phẩm của cuộc đọ sức chiến lược Mỹ - Trung, trong trường hợp này là để kiềm chế Trung Quốc.

Như đã nói ở trên, việc một quốc gia bị gắn mác “thân Mỹ” hay “thân Trung Quốc” cũng có tác động hạn chế đáng kể nỗ lực hợp tác xuất phát từ lợi ích quốc gia của các nước, trong một số trường hợp đã đẩy chính nước họ vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Vì vậy, hợp tác nước thứ ba mang lại cho họ cơ hội tìm ra lối thoát giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời thông qua tái cấu trúc và đa dạng hóa các bên hợp tác chống lại áp lực chính trị của việc chọn bên được hình thành từ cuộc đọ sức Mỹ - Trung và thực hiện sự tự chủ chiến lược.

Một động lực nữa của việc thực hiện mô hình hợp tác nước thứ ba, đó là cơ hội để giải quyết các khó khăn lịch sử và tình huống khó xử về an ninh khu vực. Hàn Quốc muốn xây dựng liên minh vững chắc với Mỹ để hỗ trợ chính sách với CHDCND Triều Tiên và để phát triển kinh tế của chính mình, chứ không nhằm mục đích chống Trung Quốc.

Nhưng, những nhu cầu này của Hàn Quốc đều bị kiềm chế bởi chính sách của Mỹ đối với CHDCND Triều Tiên cũng như khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, khiến Hàn Quốc do dự trong các vấn đề như Đối thoại an ninh 4 bên và Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nếu Hàn Quốc không tự tìm cách tạo ra đột phá đáng kể thì nước này có thể bị lôi kéo vào các vấn đề khu vực hạn hẹp, bao gồm cả vấn đề Triều Tiên. Do đó, Hàn Quốc chỉ có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài thông qua việc kết hợp giữa “đi ra bên ngoài” và “thu hút vào trong”, nhất là thông qua việc cải thiện quan hệ với Ấn Độ và ASEAN như một đối trọng với Mỹ.

Tuy nhiên, hợp tác nước thứ ba cũng đòi hỏi một số “kỹ năng” giống như việc “đi trên dây”. Mặc dù hợp tác nước thứ ba chống lại sự tham gia của Mỹ và Trung Quốc nhưng nhiều nước dẫn dắt tiến trình hợp tác nước thứ ba lại là đồng minh của Mỹ và xét ở khía cạnh nào đó là một phần trong liên minh chống Trung Quốc.

Chẳng hạn, Mỹ trừng phạt Iran về vấn đề phổ biến vũ khí hạt nhân, hay trừng phạt Myanmar và Bangladesh vì vấn đề nhân quyền, đã làm tăng khoảng cách trong mối quan hệ giữa Mỹ và các nước này. Và, khoảng cách đó được khắc phục bằng việc một bên thứ ba như Nhật Bản hay Ấn Độ hợp tác với những nước này. Sau khi các nước như Nhật Bản, Ấn Độ thúc đẩy hợp tác dạng này, các nước thường sẽ bắt đầu dao dộng theo hướng tìm cách sử dụng các lực lượng trong khu vực để giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc và để không bị cuốn vào cuộc chơi lôi kéo của Mỹ, họ đều cần phải có những “kỹ năng” và sự tỉnh táo nhất định.

Ngọc Lan (Tổng hợp)
.
.