Chiều và tối ngày 31/3/2025 (theo giờ Việt Nam), Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh về An ninh biên giới được tổ chức tại Luân Đôn, Vương quốc Anh.
Chiều và tối ngày 31/3/2025 (theo giờ Việt Nam), Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh về An ninh biên giới được tổ chức tại Luân Đôn, Vương quốc Anh.
Rạng sáng 16/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội lên đường dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Brazil và thăm Cộng hòa Dominicana.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu quan trọng, đánh giá thế giới đang trải qua các biến động phức tạp và chuyển đổi sâu sắc chưa từng có cả về thiên nhiên và con người.
Diễn ra trong 2 ngày: 3 và 4/7 tại thủ đô Astana của Kazakhstan, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đối thoại đa phương - Theo đuổi hòa bình và phát triển bền vững" được đánh giá là quan trọng, có tác động sâu rộng đến các vấn đề khu vực và quốc tế.
Trong 2 ngày 26, 27/5/2024, Hội nghị thượng đỉnh ba bên Trung Quốc - Nhật Bản - Hàn Quốc lần thứ 9 được tổ chức tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc sau 4 năm trì hoãn. Kết thúc hội nghị, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã ký tuyên bố chung gồm 38 điểm trên 6 lĩnh vực, hướng tới quan hệ đối tác toàn diện.
Như Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh SDG, diễn ra bên lề khóa họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 78, nguy cơ đích thực mà thế giới đang đối mặt là "bỏ các mục tiêu SDG lại phía sau" chứ không chỉ để lại ai ở phía sau. Do đó, cần có những kế hoạch toàn cầu nhằm "giải cứu" những mục tiêu này.
Amazon, "lá phổi xanh" của nhân loại, đang đứng trước điểm giới hạn bởi tình trạng tàn phá khó khắc phục. Hội nghị thượng đỉnh Amazon, lần đầu tiên được tổ chức sau 14 năm, đã trở thành sự kiện mang tính bước ngoặt với việc ra mắt liên minh mới nhằm bảo vệ hệ sinh thái Amazon trước khi quá muộn.
Ngày 27/7, Hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi lần thứ hai đã khai mạc tại thành phố St. Petersburg với những nội dung thảo luận chính như cung cấp ngũ cốc, hỗ trợ an ninh, củng cố chủ quyền và tăng cường hợp tác thương mại.
Ngay trong ngày làm việc đầu tiên trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh giữa Liên minh châu Âu (EU) cùng Cộng đồng Các quốc gia Mỹ Latin và Caribe (CELAC), EU đã cam kết mức đầu tư lên tới 45 tỷ euro. Hội nghị này, diễn ra trong ngày 17 và 18/7 tại Brussels (Bỉ), có thể xem là bước đột phá của châu Âu, trên tiến trình kiến tạo hợp tác liên khu vực với Mỹ Latin và Caribe, khi những cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt.
Tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Hàn hôm 26/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cố gắng trấn an người dân Hàn Quốc rằng, chiếc ô hạt nhân của Mỹ đủ sức bảo vệ Hàn Quốc khỏi những cuộc tấn công nếu có. Tuy nhiên, những quả tên lửa vượt đại châu hiện đang là mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ. Một tình thế tiến thoái lưỡng nan cũ từ thời Chiến tranh Lạnh đã xuất hiện trở lại. Liệu Mỹ có liều mình trước nguy cơ trả đũa hạt nhân để bảo vệ đồng minh?
Lãnh đạo các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới trong nhóm G20 tụ họp tại Bali, Indonesia tham dự Hội nghị thượng đỉnh trong hai ngày 14 và 15/11 với nhiều vấn đề hóc búa chưa từng có đang cần giải pháp.
Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 27 (COP27) sẽ được khai mạc tại Sharm el-Sheikh (Ai Cập), ngày 6-11. Trước thềm hội nghị, nhiều báo cáo tình hình khí hậu đã được công bố. Những thông tin này sẽ là nền tảng cho cuộc thảo luận của các nước và xem ra, nó đem lại những góc nhìn không mấy khả quan về những gì mà trái đất của chúng ta sắp phải trải qua.
Nhận lời mời của Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, ngày 16/9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh dự, phát biểu tại Lễ khai mạc Hội chợ ASEAN - Trung Quốc và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại đầu tư ASEAN - Trung Quốc (CAEXPO và CABIS) lần thứ 19 tại Nam Ninh, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc theo hình thức ghi hình.
Kết thúc Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 14 của nhóm 5 nền kinh tế mới nổi (BRICS) gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi theo hình thức trực tuyến do Trung Quốc làm chủ nhà, các nhà lãnh đạo BRICS đã thông qua Tuyên bố Bắc Kinh, trong đó kêu gọi các tổ chức tài chính đa phương và các tổ chức quốc tế đóng một vai trò xây dựng trong việc đạt được sự đồng thuận toàn cầu về chính sách kinh tế và ngăn ngừa các rủi ro hệ thống.
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) đã bế mạc ngày 28-6, khẳng định các nền dân chủ sẽ đoàn kết và tăng cường các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga - nước bị cáo buộc xâm lược Ukraine và là nguyên nhân dẫn đến các cuộc khủng hoảng lương thực và năng lượng toàn cầu hiện nay.
Thành công lớn nhất của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) vừa tổ chức tại Đức chính là việc tăng cường áp lực kinh tế-chính trị lên Nga và cam kết huy động 600 tỷ USD trong vòng 5 năm để tài trợ cho cơ sở hạ tầng ở các nước đang phát triển nhằm đối trọng với sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.
Ngày 24-5, Hội nghị thượng đỉnh 4 nước Nhật Bản, Mỹ, Australia và Ấn Độ (QUAD) chính thức khai mạc tại Tokyo. Ưu tiên của thượng đỉnh lần này là nhiệm vụ bảo đảm an ninh và hòa bình ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong bối cảnh địa chính trị thế giới đang thay đổi lớn. Đây được xem là một trong những cuộc họp thượng đỉnh quan trọng nhất về chính sách đối ngoại của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong năm nay.