Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chào đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại thủ đô Kiev, trong chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Độ tới quốc gia này kể từ năm 1991.
Cùng sát cánh bên ông Narendra Modi - Thủ tướng Ấn Độ - suốt 40 năm qua, từ khi hai người còn là các thành viên cấp thấp của Đảng dân tộc chủ nghĩa BJP, cho đến khi ông Modi lên nắm quyền lãnh đạo bang Gujarat vào năm 2002 và làm Thủ tướng Ấn Độ từ năm 2014 đến nay, ông Amit Shah được giới quan sát chính trị gọi là “lá chắn” bảo vệ Thủ tướng Ấn Độ trong tất cả mọi vấn đề, là “bàn tay sắt” khiến tất cả những kẻ chống đối ông Modi đều phải khiếp sợ.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngày 9/9 cho biết rằng Nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20) hoan nghênh Liên minh châu Phi (AU) trở thành thành viên.
Căng thẳng ngoại giao và quân sự giữa Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra hồi giữa tháng 6 đang có dấu hiệu chuyển hướng sang lĩnh vực kinh tế. Ngày 6-7, Reuters trích dẫn nhiều nguồn tin ẩn danh từ Chính phủ Ấn Độ cho biết Trung Quốc bắt đầu cho rút quân dọc biên giới có tranh chấp với Ấn Độ.
Chiều 13-4, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi để trao đổi về sự hợp tác phòng, chống dịch bệnh và tăng cường quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Ngày 24 và 25-2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có chuyến công du 2 ngày tới Ấn Độ. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của Tổng thống Trump tới Ấn Độ mặc dù lãnh đạo hai nước đã gặp nhau tới 8 lần trên cương vị người đứng đầu nhà nước.
Việc Ấn Độ cương quyết hướng về phía Đông cho thấy nước này mong muốn trở thành một trong những cường quốc kinh tế, quân sự ở châu Á. Tuy nhiên, với tình trạng tài chính hạn hẹp và quá trình thương thảo Hiệp định RCEP gặp bế tắc, chưa kể tới nhiều thách thức khác, Ấn Độ khó có thể trở thành cường quốc đầu tàu ở một khu vực mà từ lâu đã nằm trong vùng ảnh hưởng của nhiều nước lớn khác, trong đó có Trung Quốc.
Với nhiều người, ông già Noel trong mùa Giáng Sinh chỉ là một hình tượng biểu trưng và món quà của ông già Noel vì vậy cũng mang theo giá trị tinh thần. Điểm lại năm 2019 tại châu Á, những cái tên nào đáng nhận “phần thưởng” cả theo nghĩa tích cực và tiêu cực từ ông già Noel?
Ngày 4-11, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - hiệp định thương mại tự do được cho là lớn nhất thế giới, với sự tham gia của 10 quốc gia thành viên Hiệp hội Các cuốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 6 quốc gia đối tác là Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc - đã bị giáng một "đòn" mạnh khi vào phút chót, Ấn Độ quyết định rút khỏi các cuộc đàm phán kéo dài suốt 7 năm qua về hiệp định này.
Sau chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố bắt đầu một "kỷ nguyên mới" trong quan hệ với Trung Quốc, bất chấp hiềm khích xưa nay. Mối quan hệ hợp tác giữa Bắc Kinh và New Delhi thay đổi hoàn toàn cục diện tình hình ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và được cho là mở ra những khả năng mới cho ngoại giao Nga.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi với một nghi thức long trọng chưa từng có đã được người khách đến từ New Delhi đáp lễ bằng một phần quà có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: kêu gọi cử tri Mỹ gốc Ấn bỏ phiếu cho ông Trump.
Bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào ngành vũ khí và năng lượng của Nga, Ấn Độ tiếp tục củng cố mối quan hệ đặc biệt với Nga thông qua những hợp đồng vũ khí và năng lượng khổng lồ.
Bãi bỏ cơ chế tự trị cho Jammu và Kashmir là bước đi táo bạo của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Đây là điều ông đã ấp ủ từ lâu và hiện thực hóa nó khi thời cơ đã “chín muồi”.
Thời gian gần đây, hải cảng Chabahar nằm ở phía đông nam Iran đang trở thành tâm điểm chú ý. Các khoản đầu tư mạnh tay của New Delhi cho việc phát triển Chabahar mở ra triển vọng thúc đẩy kết nối giao thương giữa Iran, Ấn Độ, các nước Trung Á và châu Âu, qua đó cạnh tranh với hải cảng Gwadar của Pakistan trên bàn cờ chiến lược Ấn Độ Dương.
Sau nhiều cảnh báo, cuối cùng chính quyền Mỹ cũng không ngăn cản nổi việc Ấn Độ mua hệ thống phòng không S-400 và đàm phán mua nhiều loại vũ khí hiện đại khác của Nga. Câu hỏi đặt ra là vì sao Ấn Độ lại có thể qua mặt Mỹ để làm ăn buôn bán với Nga, rồi sắp tới là Iran, đối tượng đang bị Washington trừng phạt?
Châu Á được cho là nơi có 99% các tượng đài lớn nhất thế giới. Ngày nay, tượng Nữ thần Tự do mà Pháp tặng cho nước Mỹ không là gì cả nếu đem so sánh với các công trình ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan và Myanmar.
Chỉ trong vài ngày, Tổng thống Nga V.Putin đã tiếp đón 3 nguyên thủ các cường quốc khu vực và thế giới: Ấn Độ, Nhật Bản và Pháp. Những sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Mỹ vừa tuyên bố đơn phương rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran, đang được báo chí đặc biệt đi sâu phân tích.
Trong chuyến thăm, từ ngày 9 đến 12-3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron muốn biến Paris thành cửa ngõ cho New Delhi vào EU. Hiện tại, Pháp chỉ là một đối tác thương mại rất khiêm tốn của Ấn Độ.
Sáng 3-3 theo giờ địa phương (trưa cùng ngày theo giờ Hà Nội), tại Phủ Tổng thống ở Thủ đô New Delhi, lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã được tổ chức trọng thể theo nghi thức dành đón Nguyên thủ quốc gia. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã đến đặt vòng hoa tại Khu tưởng niệm Mahatma Gandhi, nhà lãnh đạo phong trào đấu tranh giành độc lập kiệt xuất của nhân dân Ấn Độ và hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Với chủ đề “Tạo dựng tương lai chung trong thế giới rạn nứt”, Diễn đàn Kinh tế thế giới(WEF) 2018 chứng kiến sự tham gia của hơn 3.000 đại biểu từ 110 quốc gia, trong đó có hơn 70 nguyên thủ các nước, hơn 1.900 lãnh đạo doanh nghiệp, gần 900 lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ, đại diện giới học giả, các viện nghiên cứu và các cơ quan truyền thông.