Ngày 15-9, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã ra phán quyết rằng Mỹ đã vi phạm các quy tắc thương mại toàn cầu khi áp đặt các biện pháp thuế chống lại Trung Quốc vốn châm ngòi cho cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sau đó.
Đầu tháng 10, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ra phán quyết vì EU trợ cấp trái phép cho Airbus, Mỹ có thể áp thuế đối với 7,5 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của EU xuất sang nước này mỗi năm. Washington bày tỏ sẽ tăng thuế trên phạm vi lớn. Châu Âu thì tuyên bố có thể sẽ “ăn miếng trả miếng”.
Châu Âu chưa bao giờ "lép vế" như giai đoạn hiện nay. Châu Âu không còn nhiều "sức mạnh" khi tham gia giải quyết bất thành các điểm nóng trên thế giới. Giờ đây không còn thấy vai trò, bản sắc độc đáo thực sự của khối này.
Hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vừa diễn ra trong hai ngày 28 và 29-6 tại Osaka, Nhật Bản là sự kiện đánh dấu 20 năm ra đời của G20, với mục tiêu ban đầu là thúc đẩy các cuộc thảo luận mở và mang tính xây dựng giữa các thị trường công nghiệp hóa và mới nổi nhằm tìm kiếm sự hợp tác quốc tế và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc tế bền vững.
Dầu cọ hiện đang là vấn đề nóng giữa Indonesia, Malaysia và Liên minh châu Âu. Tình hình càng trở nên căng thẳng khi EU công bố chính sách quy định về việc sử dụng dầu cọ vào cuối tháng 3 vừa qua, đẩy châu Âu và hai quốc gia sản xuất dầu cọ lớn ở khu vực châu Á bước vào cuộc chiến thương mại gay gắt.
Trong thời gian qua, một số thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tăng cường sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại (PVTM) như chống bán phá giá, chống trợ cấp để bảo vệ ngành sản xuất trong nước.
"Cái kết" vượt cả mong đợi của Hội nghị thượng đỉnh G20 với việc thông qua tuyên bố chung đã phát đi thông điệp mạnh mẽ rằng các nước đang nỗ lực thể hiện trách nhiệm trong những vấn đề toàn cầu, bất chấp trên thực tế không hẳn những khác biệt đã được khỏa lấp.
Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2018, tổ chức tại Argentina được cho là hội nghị G20 đặc biệt nhất trong các lần tổ chức, bởi những vấn đề về thách thức và cơ hội được đề cập trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều xáo trộn. Chiến tranh thương mại, quan hệ Mỹ-Trung, Mỹ-Nga và những dự cảm không tốt đẹp khi hội nghị kết thúc vào ngày 1-12 đang khiến toàn thế giới “đứng ngồi không yên”.
Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) diễn ra tại Buenos Aries (Argentina) vào cuối tháng 11, đầu tháng 12 này đánh dấu 10 năm kể từ khi diễn đàn này trở thành nơi tề tựu của các nhà lãnh đạo thế giới để thảo luận về chính sách cũng như giải pháp cho nền kinh tế toàn cầu.
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang bị đẩy lên nấc thang mới khi Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ đệ đơn kiện Mỹ lên WTO liên quan đến việc Mỹ áp thuế bổ sung đối với lượng hàng hóa trị giá 200 tỷ USD. Trung Quốc cũng thông báo áp thuế đối với hàng hóa Mỹ trị giá 60 tỷ USD.
Trong cuộc phỏng vấn tại Phòng Bầu dục với hãng tin Bloomberg ngày 30/8, Tổng thống Donald Trump đe dọa sẽ rút Mỹ khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nếu cơ quan này không cải cách và đối xử tốt hơn với Mỹ. Ông Trump nhấn mạnh: “Nếu họ không có sự điều chỉnh, tôi sẽ rút khỏi WTO”.
Những diễn biến gần đây trong quan hệ thương mại quốc tế, trong đó có các động thái đáp trả cứng rắn qua lại giữa Mỹ với Trung Quốc, EU... liên quan đến mức thuế quan mới áp lên các sản phẩm nhập khẩu đã lộ ra những vấn đề nội tại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đe dọa nghiêm trọng các giá trị nền tảng của WTO và là hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi tổ chức này cần sớm cải tổ để phù hợp với tình hình mới.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ với Canada, EU, Trung Quốc, Mexico, Nga... đang ngày càng leo thang nguy hiểm bởi các biện pháp thuế mới của Washington và các đòn trả đũa của những đối thủ. Trên khía cạnh pháp lý, các nước tham chiến cũng đã chính thức kiện nhau ra Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).