Ngày 4/10 tại TP Bắc Ninh, nhân kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô, Ban liên lạc Công an chi viện chiến trường miền Nam đã tổ chức sinh hoạt định kỳ, ôn lại truyền thống những năm tháng kháng chiến hào hùng; trao đổi thông tin về cuộc sống và hoạt động của hội viên.
Đến bây giờ những kỷ niệm về chiến tranh, bom đạn và tình đồng đội… trong ký ức của những người lính An ninh từng tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam vẫn còn vẹn nguyên.
Mỗi dịp gặp bà, được nghe bà kể kỷ niệm chi viện chiến trường miền Nam, tôi lại vô cùng xúc động. Bà chính là Trung tá Phạm Thị Thúy Mỳ, (SN 1950) nữ cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nguyên cán bộ Khoa Mật mã, Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Bộ Công an. Trong những câu chuyện bà kể, tôi nhớ nhất là những kỷ niệm về những tháng năm gian khổ chiến đấu chiến ở chiến trường Ban An ninh khu 5.
Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.
Trong lịch sử gần 80 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng CAND đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, hoàn thành sứ mệnh cao cả là “thanh bảo kiếm” bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân. Có một điểm sáng trong lịch sử ấy là sự chi viện từ rất sớm, chi viện số lượng lớn cán bộ Công an ưu tú ở các lĩnh vực nghiệp vụ cho An ninh miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giúp An ninh miền Nam lớn mạnh, đủ sức đánh thắng các thế lực thù địch của Mỹ, ngụy, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tôi gặp bà - Trung tá Phạm Thị Thúy Mỳ (SN1950), người phụ nữ có nụ cười đôn hậu, dáng mảnh khảnh, người đã từng chích máu viết đơn tình nguyện vào chiến trường miền Nam, đánh giặc cứu nước, trả thù cho cha đúng vào dịp kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Hồi tưởng lại chuyện chiến trường năm xưa, bà Phạm Thị Thuý Mỳ dường như vẫn chưa hết xúc động.
Gặp lại bà - Thượng tá Nguyễn Thị Hải (70 tuổi) đúng dịp cuộc hội ngộ những người đồng đội Công an chi viện chiến trường miền Nam do Bộ Công an tổ chức nhân kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vừa qua, thấy bà vẫn mạnh khoẻ, nhanh nhẹn khiến tôi thấy mừng lắm.
Tự hào kể về lực lượng Công an chi viện chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và chia sẻ với chúng tôi về những kỷ niệm khó quên trong quá trình thực hiện chương trình “Những cánh chim tiếp lửa”, nữ đạo diễn trẻ Đặng Thúy Quỳnh cũng cho biết, những trang tư liệu lịch sử, những kỷ vật của lực lượng này vẫn còn rất nhiều...
Ngày 28/3, Ban liên lạc (BLL) Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (KCCMCN) Bộ Công an đã tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021.
Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban liên lạc Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước (KCCMCN) trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình trụ sở Ban liên lạc ( BLL) và phòng trưng bày truyền thống lực lượng Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ KCCMCN (1954-1975) tại địa chỉ số 70A, phố Trần Quốc Toản, Hà Nội.
Sáng ngày 12/11, Công an tỉnh Hòa Bình tổ chức gặp mặt Ban Liên lạc cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
Những cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam ngày ấy, giờ tiếp tục cống hiến sức mình bằng các hoạt động tiếp lửa truyền thống, đền ơn đáp nghĩa, nghĩa tình đồng đội, góp phần không nhỏ trong việc nêu gương, giáo dục truyền thống đối với các thế hệ cán bộ và tuổi trẻ CAND.
Cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đã trải dài gần 21 năm, là cuộc chiến tranh giữ nước ác liệt và phức tạp nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Trong đại hùng binh gồm hàng triệu người xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, không nhiều người biết đến việc đã có những bước chân của hơn một vạn cán bộ, chiến sĩ CAND lên đường ra trận, lên đường theo tiếng gọi "Vì miền Nam thân yêu".
Đại tá Nguyễn Huy Can trên đường ra thì chúng nổ mìn và nã pháo bắn theo liên tiếp. Ông đã bị dính pháo của địch, phải vào bệnh xá nằm điều trị hơn một tuần mới ra viện. Khi ra viện, ông được điều về huyện Tuy Phước, cũng là một trong những điểm nóng để gần dân, vận động nhân dân tham gia kháng chiến.
Trừ những cây viết được bố trí ở căn cứ chiến khu, nơi gọi là “Tổng hành dinh” của tòa soạn, được ngồi trên bàn viết, dẫu rằng bàn ghế được ghép bằng cây rừng, còn số đi thực tế ở chiến trường thì hầu như phải viết dưới hầm sâu địa đạo, dưới hầm bí mật, giao thông hào, hầm tránh phi pháo... trước ngọn đèn dầu tù mù.
LTS: Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng về nhiệm vụ chi viện cho chiến trường miền Nam, việc nhanh chóng mở đường vận chuyển chi viện chiến lược cho các chiến trường trở thành một nhiệm vụ hết sức quan trọng, cấp bách của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta.
Cứ vào những ngày tháng lịch sử này, Đại tá Hồ Thanh Can và nhiều đồng đội thuộc lực lượng Thông tin - Vô tuyến điện (thuộc Cục trinh sát kỹ thuật, Bộ Công an) từng được chi viện cho chiến trường miền Nam lại bồi hồi xúc động nhớ lại "một thời hoa lửa".
Chiến thắng 30-4-1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ghi dấu trang vàng lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Làm nên chiến thắng lịch sử mang tầm thời đại ấy có sự đóng góp to lớn của lực lượng CAND. Những ngày tháng 4 lịch sử này, những ký ức về một thời hoa lửa lại ùa về với những chiến sĩ Công an chi viện chiến trường miền Nam.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã kết thúc thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.