Bỏ ngoài tai những định kiến, đối với người khiếm thị, ước mơ cũng là thứ chưa bao giờ bị dập tắt. Câu lạc bộ khiêu vũ người khiếm thị Hà Nội (Solar Dance Club) chính là nơi những ước mơ ấy được tái tạo, vun trồng và lan tỏa. Sự kết nối về âm nhạc và tâm hồn của các học viên khiếm thị chính là minh chứng cho một thế giới đầy màu sắc và giá trị.
Ngày 23/7, tại Hà Nội, Hội người mù Việt Nam phối hợp cùng Hiệp hội Paralympic Việt Nam và Liên đoàn khiêu vũ thể thao Việt Nam tổ chức giải thi đấu “Cúp các CLB khiêu vũ người khiếm thị năm 2023”.
Khiêu vũ thể thao tưởng chừng chỉ dành cho người mắt sáng thì nay người khiếm thị cũng đã có thể tham gia. Không những vậy, vừa qua CLB Khiêu vũ thể thao người khiếm thị Hà Nội (Solar Club) còn tổ chức thành công cuộc thi "Bước nhảy xóa mọi khoảng cách" mùa thứ 2 thành công ngoài mong đợi và đang hướng đến những mục tiêu xa hơn.
Con đường làng yên ả dẫn tôi tới thôn 1, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, nơi ở trọ của 12 người thuộc Đoàn Nghệ thuật nhân đạo Thăng Long. Đó là các nạn nhân chất độc dioxin Việt Nam. Mỗi người, một cuộc đời, một số phận.
Sống trong bóng tối từ khi 3 tháng tuổi, 12 tuổi mới biết đến trường lớp, nhưng với nghị lực phi thường, cậu bé Lê Trọng Tuấn đã vượt lên nghịch cảnh để trở thành người “chèo đò” đặc biệt “chở” những số phận không may mắn đến tương lai.
Có những người sinh ra đã phải chấp nhận một số phận không mong muốn, nhưng, điều quan trọng hơn cả là người ta biết chấp nhận thực tại để vươn lên, để đạt được thứ mà mình mong muốn. Thầy giáo khiếm thị Lê Trung Cường có một số phận buồn, nhưng điều mà thầy đang làm và đang phấn đấu từng ngày để thay đổi số phận, làm cho nó đẹp hơn, đáng trân trọng hơn, là điều khiến nhiều người ngưỡng mộ...
Với mục đích giúp đỡ người khiếm thị vơi bớt khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt, rất nhiều những phát minh, sản phẩm, giải pháp mới có tính ứng dụng cao cho cuộc sống đã xuất hiện, mới đây nhất là sản phẩm chiếc gậy thông minh dành cho người khiếm thị của hai học sinh trung học người Ấn Độ.
Ở thành phố nơi tôi sinh ra và sống trọn tuổi thơ, có một ông già mù, ngồi thổi sáo bên thềm của một hiệu sách lớn. Khi những giai điệu buồn bã cất lên, rơi tõm vào cái ồn ã của phố phường cũng là khi một vài đồng bạc lẻ được người đời thả xuống chiếc mũ nan đặt ngửa ở ngay bên cạnh. Hình ảnh ấy luôn luôn ám ảnh tôi và khi trưởng thành chính tôi cũng từng nghĩ rằng, cuộc sống của người khuyết tật thật là khó có thể giống một người bình thường.
Cho đến khi tôi gặp em - Lê Hương Giang, MC khiếm thị của Đài truyền hình Việt Nam, người được lọt vào top 5 đề cử "Nhân vật của năm" giải thưởng VTV Awards 2018 - thì tôi hiểu rằng, tôi đã lầm…
Người ta vẫn nói rằng, khi một cánh cửa khép lại thì sẽ có một cánh cửa khác lại mở ra. Điều này có lẽ đúng với những nhạc sĩ khiếm thị đã có những cống hiến tài năng của mình cho âm nhạc, để lại những tiếng vang không chỉ với cộng đồng những người khiếm thị, mà đối với cả những người yêu âm nhạc.
Người ta vẫn nói, không có điều gì là không thể đối với những người có mục đích để hướng tới và có niềm tin vào tương lai. Có một đội ngũ những người khiếm thị làm báo, họ hăng say trên những nẻo đường để mang tới những tin tức và câu chuyện nhân văn về cuộc sống, về người khiếm thị.
Trước khi bước vào bữa ăn, tôi hơi lo lắng... Quả thực chúng tôi gặp khó khăn khi phải di chuyển và thực hiện các thao tác trong bóng tối. Việc này giúp tôi hiểu và cảm thông hơn cuộc sống của những người khiếm thị. Sống trong lòng thành phố ồn ào, náo nhiệt, thì bóng tối của bữa ăn này là không gian yên bình, thư giãn thực sự...
Số phận không may lấy đi của họ đôi mắt, nhưng ngược lại đã bù đắp cho họ đôi bàn tay khéo léo, tinh tế để họ làm được công việc: Tẩm quất. Công việc này đã giúp những người mù có thể sống bằng sức lao động của chính mình, tự tin vươn lên trong cuộc sống, giúp cho xã hội nhìn và hiểu đúng với từ "tẩm quất cổ truyền".
Bước sang tuổi 46, người phụ nữ từng mất đi hai chân trong một lần tai nạn giao thông cách đây 21 năm đã đem sức lực, tuổi thanh xuân, nghị lực phi thường của mình để dành trọn cho người khiếm thị. Chị là người đầu tiên thành lập Thư viện sách nói dành cho người mù trên cả nước.
Theo dữ liệu chính quyền Ấn Độ, hơn 5 triệu người dân nước này bị suy giảm thị lực hoặc khiếm thị. Do đó, kiếm sống bằng chính năng lực bản thân quả là thách thức to lớn cho người khiếm thị song may mắn có một công ty nước hoa sẵn sàng huấn luyện họ để đảm đương công việc đánh giá mùi hương.
Khi đôi mắt bị mờ dần, Nguyệt đã có ý định bỏ học, nhưng rồi được sự động viên của ba mẹ, bạn bè, thầy cô giáo, Nguyệt tiếp tục đến lớp bằng đôi tay rờ rẫm trên từng con chữ brai. Nhận tấm bằng tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị, Nguyệt trở thành cô giáo đứng lớp dạy cho những học trò cùng cảnh ngộ…
Tôi rất thích một câu nói được cho là của đại văn hào William Shakespeare “Lòng tốt là thứ mà khiến người khiếm thị cũng có thể nhìn thấy được và người điếc cũng có thể nghe thấy được”.
Ngày 23-1, tiếp tục đồng hành với chương trình “Tết vì người nghèo” do Báo CAND phát động, đại diện Công ty TNHH Việt Tuấn và Công ty TNHH TM&DV Việt Tuấn Trinh tại TP Đà Nẵng, đã về xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, tặng 100 suất quà cho người già neo đơn (mỗi suất 500 nghìn đồng) và 30 suất quà cho người khiếm thị (mỗi suất 1 triệu đồng).
Ngày 18/6, lần đầu tiên tại Việt Nam, cộng đồng những người hạn chế khả năng nhìn được cung cấp một bộ sản phẩm di động với việc Viettel ra mắt bộ sản phẩm dành cho người khiếm thị.
Đây là sáng chế của các sinh viên thuộc ĐH Birmingham, Anh. Cây gậy màu trắng khá nhẹ có tên gọi XploR không chỉ giúp người mù dò đường mà nhờ những thiết bị điện tử được gắn bên trong nên giúp người khiếm thị nhận ra những người mà họ biết.