Môn võ Thuỷ Pháp có một lịch sử hình thành vô cùng độc đáo khi do một võ sư người Việt Nam sáng lập ra tại Bỉ, với triết lý sâu sắc đã lôi cuốn không ít võ sinh ngoại quốc tham gia tập luyện.
Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Nhà Vua và Hoàng Hậu Bỉ đến Việt Nam, một sự kiện đặc biệt mang tên "Hoà nhịp Việt Bỉ vì Sức khoẻ và Thể thao" được tổ chức tại Hồ Văn, Hà Nội vào tối 31/3/2025.
Trong khuôn khổ sự kiện "Hoà nhịp Việt Bỉ vì Sức khoẻ và Thể thao" được tổ chức tại Hồ Văn, Hà Nội vào tối 31/3/2025, nhiều khán giả Thủ đô lần đầu được chứng kiến màn biểu diễn môn võ Thuỷ Pháp.
Điểm nhấn của sự kiện là màn biểu diễn Thuỷ Pháp đặc sắc, môn phái Võ thuật cổ truyền Việt Nam do võ sư Huỳnh Chiêu Dương thành lập tại Brussels, Bỉ, tập trung vào các động tác mềm mại, uyển chuyển lấy cảm hứng từ các đặc tính của nước.
Môn phái Thủy Pháp, do võ sư Huỳnh Chiêu Dương sáng lập tại Bỉ vào năm 2002, dựa trên đặc tính mềm mại và uyển chuyển của nước. Xuất phát từ mong muốn cải thiện sức khỏe, ông đã học võ cổ truyền Việt Nam từ nhỏ và hệ thống hóa thành giáo trình. Khi sang Bỉ làm việc năm 2000, ông được khuyến khích mở lớp dạy võ, thu hút nhiều môn sinh quốc tế. Trong ảnh là võ sư Huỳnh Chiêu Dương.
Năm 2000, nhân chuyến công tác tại Bỉ, võ sư Huỳnh Chiêu Dương đã giới thiệu môn phái này với bạn bè trong ngành y tế, nhận được sự đánh giá cao về tính ứng dụng trong vật lý trị liệu và chăm sóc sức khoẻ. Năm 2002, ông chính thức thành lập môn phái Thuỷ Pháp tại Brussels, đánh dấu sự giao thoa văn hoá độc đáo giữa Việt Nam và Bỉ.
Chia sẻ về cái tên Thuỷ Pháp, võ sư Huỳnh Chiêu Dương cho biết: "Thủy là nước. Không có gì mềm mại, nhẹ nhàng nhưng dữ dội bằng nước. Thủy pháp là môn võ Việt Nam kết tinh tất cả các đặc tính, ưu điểm ấy của nước"
Thuỷ Pháp được thể hiện thông qua những động tác mềm mại, uyển chuyển, lúc như dòng nước, lúc vô hình, lúc như mây trôi, liên tục chuyển động. Đặc biệt, các bài tập này đặc biệt phù hợp với người lớn tuổi, giúp tăng cường sự minh mẫn và nâng cao sức khoẻ. Màn biểu diễn tại sự kiện sẽ là sự kết hợp tinh hoa võ thuật của Việt Nam và Bỉ, do các môn sinh của hai quốc gia trình diễn, thể hiện sự hoà quyện giữa sức mạnh và sự dẻo dai, tinh thần thượng võ và giao lưu văn hoá sâu sắc.
Với tiêu chí rèn luyện sức khỏe, dưỡng sinh và phòng thân, Thủy Pháp chú trọng hướng đến các bài võ thuần nhu như dòng nước, khóa đối thủ và quyện theo đối thủ, chỉ cần đẩy lui đối thủ hoặc ra khỏi vòng tròn an toàn của mình, dựa trên tinh thần không làm tổn thương đối phương mà bảo vệ cơ thể mình một cách chính đáng, thận trọng, dung hòa.Môn võ này không chỉ mang lại lợi ích sức khỏe mà còn phù hợp với phương pháp trị liệu khoa học, nhờ vào việc sử dụng đối trọng của khối chất lỏng trong cơ thể để điều hòa khí huyết và khai thông kinh mạch.Môn võ này đã nhận được sự yêu mến từ người dân Bỉ. Thủy Pháp đã được đưa vào giảng dạy tại nhiều trường trung học ở Bỉ trong năm học 2004-2005, trở thành môn võ Việt Nam đầu tiên nằm trong chương trình học thể thao tại châu Âu.Như anh Jean-Philippe Crevecoeur đã tập luyện môn Thuỷ Pháp được hơn 20 năm. Vợ anh Jean-Philippe Crevecoeur - chị Đặng Thị Thu Quyên (SN 1987) cũng tham gia tập luyện môn võ này từ năm 2012. Cả hai vợ chồng đều tham gia buổi trình diễn Thuỷ Pháp hôm nay.Các bài quyền của Thủy Pháp có tên gọi gợi nhớ đến các dòng sông, thể hiện sự nhẹ nhàng, uyển chuyển.Ngoài ra, Thủy Pháp còn gìn giữ rất nhiều bài binh khí, là những khí cụ đặc trưng của người dân Việt Nam như: roi (côn), đao, kiếm, quạt… thông qua những phương pháp rèn luyện vô cùng nhẹ nhàng, uyển chuyển rất đặc trưng của môn phái. Điểm đặc biệt là võ sư Huỳnh Chiêu Dương còn đặt tên cho các bài quyền hay bộ pháp theo các điển tích trong lịch sử Việt Nam. Như bài Linh Quy kiếm gợi nhớ đến điển tích vua Lê Lợi trả gươm báu cho rùa thần sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm.Trong dịp này, Liên đoàn Thế giới võ cổ truyền Việt Nam (WFVV) đã công nhận Tổ chức Thuỷ Pháp quốc tế là thành viên chính thức.