Chẩn đoán bệnh mất trí, liệt rung thông qua nghiên cứu ruồi giấm

Thứ Ba, 03/10/2017, 15:37
Các nhà nghiên cứu của Trường đại học Stanford, Mỹ đang sử dụng máy bắt côn trùng tinh vi nhất thế giới, có khả năng làm tăng tỉ lệ chẩn đoán bệnh trong cơ thể như Alzheimer (mất trí) và Parkinson (liệt rung) bằng phương pháp khoa học.

Sử dụng tối đa hiệu quả của máy móc, máy vi tính, và camera tốc độ cao với bộ cảm biến mạnh, những thiết bị này có thể xử lý những con ruồi giấm trong quá trình nghiên cứu với một tốc độ và độ chính xác chưa từng thấy.

Ruồi giấm có khoảng 50% gene giống với con người, vì vậy các nhà khoa học thường dùng ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu gene.

Tuy nhiên, nghiên cứu ruồi giấm bình thường rất khó bởi bộ não của chúng quá nhỏ nên quá trình nghiên cứu cần nhiều thời gian.

Robot sẽ thả những con ruồi vào một chiếc đĩa trong không gian tối như mực để đảm bảo ruồi sẽ không bay mất. Một kim hút được điều khiển bằng camera hồng ngoại sẽ hút ruồi. Sau đó các nhà nghiên cứu có thể vẽ hình và chuẩn bị cho quá trình nghiên cứu. Hành động trên chỉ xảy ra trong một khoảnh khắc mà không cần dùng thuốc cho ruồi.

Nhà nghiên cứu sinh vật học Cheng Huang đến từ Trường đại học Stanford cho hay: "Bạn có thể nghiên cứu ruồi giấm một cách chính xác mà không cần dùng thuốc tê, điều đó có nghĩa là bạn có thể nghiên cứu não ruồi mà không lo tác dụng của thuốc vào não. Thậm chí ruồi giấm có rất nhiều gene liên quan tới bệnh của con người và rất nhiều mô hình bệnh, điều này có nghĩa là nghiên cứu được rất nhiều triệu chứng bệnh". Và như vậy, kết quả nghiên cứu sẽ chính xác hơn.

V.Nguyễn-T. P.(theo Reuters)
.
.