Bên trong thế giới của một kẻ buôn người
- "Nóng" nạn buôn người qua biên giới Mỹ - Mexico
- Các băng buôn người vẫn hoạt động bất chấp COVID-19
- Nạn buôn người vẫn phức tạp bất chấp dịch COVID-19
Nhưng, con tàu đã bị chìm, it nhất 4 trong số những người được cho là đã thiệt mạng, bao gồm cả Shafiullah, được vận chuyển bởi một kẻ buôn người ở Kabul. Hắn đồng ý nói chuyện với phóng viên báo chí với điều kiện danh tính thật của hắn phải được giấu kín.
“Mọi thứ được sắp xếp qua điện thoại”
Elham Noor (không phải tên thật) có mối liên hệ chặt chẽ với những tên tội phạm khác và tuyên bố tỷ lệ thành công cao trong việc đưa người đến Italy, Pháp và Anh. Hắn nói: “Buôn người không phải là hoạt động kinh doanh cá thể, mà là một mạng lưới khổng lồ. Chúng tôi có mối liên hệ với nhau. Mọi thứ được sắp xếp qua điện thoại”.
Noor nói rằng thảm kịch đã làm tăng thêm sự nghi ngờ về những kẻ buôn người. Noor nhận ra cái giá phải trả của con người khi mọi thứ diễn ra không như mong đợi. Nhưng, đó là một giao dịch sinh lợi và khó có thể rời bỏ sau bao nhiêu năm. Noor nói: “Chúng tôi tính 1.000 USD cho hành trình từ Afghanistan đến Thổ Nhĩ Kỳ. Từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Serbia là 4.000 USD. Từ đó đến Italy, chúng tôi tính thêm 3.500 USD. Tổng cộng là 8.500 USD”. Đây là những khoản tiền khổng lồ ở một đất nước mà thu nhập bình quân đầu người hằng năm chỉ hơn 500 USD. Noor bỏ túi từ 3.000 đến 3.500 USD cho mỗi người di cư đến Italy thành công.
Shafiullah trả tiền cho một tay buôn lậu để đến châu Âu nhưng anh không bao giờ đến được. |
Noor không bao giờ gặp trực tiếp bất cứ ai không quen biết với anh ta hoặc một người thân hoặc bạn bè thân thiết. Noor dựa vào danh tiếng của mình để thu hút khách hàng và cảnh giác khi nói chuyện với người lạ. Đó là một cuộc sống thoải mái, đặc biệt là theo tiêu chuẩn của Afghanistan và cái bẫy của sự giàu có là điều hiển nhiên - ô tô sang trọng, quần áo thời trang, nhà cửa khang trang.
Noor biết rằng những người di cư phải đối mặt với một cuộc hành trình đầy rủi ro mà không có giấy thông hành. Họ được giấu kín vào ban ngày và di chuyển vào ban đêm, sử dụng các ngôi nhà an toàn của mạng lưới buôn người trên đường đi, ở các thành phố như Tehran, Van và Istanbul. Những người di cư được khuyến cáo không nên mang theo bất kỳ đồ vật có giá trị nào như đồ trang sức đắt tiền hoặc đồng hồ vì có thể thu hút bọn trộm. Noor thường nói với những người di cư không được mang quá 100 USD tiền mặt. Hành trình đến Thổ Nhĩ Kỳ, một điểm tập kết chính của người Afghanistan đến châu Âu, có thể mất từ một tuần đến vài tháng, tùy thuộc vào những gì xảy ra trên đường đi.
Một người di cư đã đến được Istanbul, trên đường đến phương Tây, là Hazrat Shah, một cựu quân nhân trong quân đội Afghanistan. Anh đã khởi hành từ Nangarhar ở miền Đông Afghanistan vào đầu năm 2020, cố gắng đến Italy. Shah nói: “Sau khi đến biên giới (giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Iran), mất gần một tháng để đến Istanbul. Tôi ở đó vài tháng và làm việc trong các khách sạn để kiếm tiền trả cho những kẻ buôn người”.
Shah không chắc liệu có đến được Italy hay không nhưng anh không có tâm trạng yêu cầu những kẻ buôn người đưa trở lại Afghanistan để được giúp đỡ. Shah cho biết chúng biến mất khi có dấu hiệu rắc rối đầu tiên và nhiều người thực hiện cuộc hành trình hối tiếc vì đã tin tưởng bọn chúng. Shah nói: “Có khả năng bạn sẽ chết, bị thương hoặc bị bắt cóc ở mọi giai đoạn của cuộc hành trình và không ai có thể giúp bạn. Bọn buôn người không thể giúp đỡ vì sợ cảnh sát. Đó là một trò chơi bẩn thỉu”. Shah cho biết anh đã sống trong điều kiện kinh hoàng trong nhiều tháng và chứng kiến nhiều người chết trên đường đi.
Từ người nhập cư thành kẻ buôn người
Bản thân Noor cũng từng ở trong tình huống tương tự. Giống rất nhiều người khác, Noor từng mơ ước được sống một cuộc sống thoải mái ở Anh. Noor đã thực hiện hành trình tương tự khi mới 14 tuổi. Cha của Noor đã trả 5.000 USD cho bọn buôn người. Noor nói: “Tôi vẫn nhớ những khó khăn trong chuyến hành trình của mình, đặc biệt là ở Bulgaria, nơi chúng tôi bị giấu trong các chuyến tàu - tôi thậm chí buộc phải nhảy từ một đoàn tàu đang di chuyển.
Kẻ buôn người “Elham Noor” kiếm được tới 3.500 USD lợi nhuận cho mỗi người di cư đến Italy. |
Ở Calais, Noor được đề nghị hoa hồng 100 USD cho mỗi người di cư mà anh giới thiệu với một kẻ buôn lậu. Đây là cách anh ta bắt đầu kinh doanh buôn người. Noor đến Anh bất hợp pháp và tiếp tục làm việc với bọn buôn người. Nhưng, Noor đã trở lại Afghanistan vào năm 21 tuổi khi nhận ra cảnh sát đang tìm kiếm mình. Một số người di cư đến được châu Âu thông qua mạng lưới của Noor đã truyền lại thông tin chi tiết về anh ta cho những người khác và mạng lưới cũng như danh tiếng của anh ta ngày càng tăng. “Bất chấp việc không chắc chắn, mọi người vẫn tin tưởng tôi sẽ đưa họ ra khỏi đất nước”, Noor nói. Noor cho biết khoảng 100 người đã trả tiền để anh ta đưa họ đến một cuộc sống tốt đẹp hơn hiện đang trên đường đến châu Âu. Nhưng, Noor khẳng định, họ sẽ là những người cuối cùng. Noor tuyên bố đã từ bỏ công việc kinh doanh phi đạo đức này.
Một kẻ buôn người khác biết Noor, nói rằng, anh ta sẽ rất khó để ngăn chặn mọi người tìm cách vượt biên. Cho dù Noor có thoát ra khỏi mạng lưới buôn người hay không, bọn buôn người vẫn sẽ tiếp tục công việc của chúng.