Guatemala – Trong địa ngục của các băng đảng
Tội phạm kinh niên, nghèo đói cùng cực và tham nhũng lan tràn Guatemala tiếp tục chìm sâu vào bạo lực. Và giới trẻ của đất nước lớn thứ 3 của Trung Mỹ do thiếu cơ may trong cuộc sống sẵn sàng gia nhập thế giới băng đảng Mara đang ngày đêm gây kinh hoàng cho cuộc sống dân thường.
Rồi Alma muốn giũ bỏ cuộc sống nhơ nhớp, tránh xa băng đảng. Hậu quả là
Bạo lực đã thành dịch hoành hành đất nước
"El Abuelo", thành viên Mara 25 tuổi, một trong những thủ lĩnh của băng đảng đáng sợ nhất Barrio 18 đang bị giam giữ. |
Băng đảng Mara - trong đó hai băng mạnh nhất là Mara Salvatrucha và Barrio 18 - nắm quyền kiểm soát thành phố. Không có luật lệ cho đám dân nghèo và cũng chẳng có hy vọng nào về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Bạo lực trở nên "bình thường hóa" sau nhiều cuộc trấn áp, ngăn chặn của giới chính khách và cũng do nạn tham nhũng.
14 năm sau hiệp ước hòa bình kết thúc cuộc thảm sát do sự đụng độ giữa quân đội và người Maya, đất nước Guatemala chỉ hơn 13 triệu dân, trở thành một trong những nơi nguy hiểm nhất hành tinh. Trung bình một ngày xảy ra 18 vụ giết người, trong đó 98% số vụ không hề được cảnh sát điều tra và được xếp vào loại hồ sơ gọi là "không theo dõi". Buôn bán ma túy, buôn người, giết hại phụ nữ, buôn vũ khí… rồi bệnh tật sinh ra do nghèo đói, thất nghiệp đầy rẫy và biết bao gia đình tan nát vì chiến tranh.
Ở
Còn ở Mezquital, nơi sinh trưởng của cô bé
"El Smoorf", 24 tuổi, thành viên Mara bị tống vào tù vì tội giết người. |
Các băng đảng Mara nổi lên vào cuối thập niên 90 thế kỷ trước. Sau hiệp ước hòa bình, hàng chục ngàn người Guatemala lánh nạn ở Mỹ quay về quê hương và mang theo cả văn hóa băng đảng của người da đen ở Los Angeles với những quy tắc "danh dự", tập tục và thậm chí cách sống dựa vào buôn ma túy, bắt cóc tống tiền và ám sát.
Trong một đất nước mà cứ hai người thì một người không có việc làm hợp pháp phải luôn tìm cách xoay sở để tồn tại, do đó băng đảng dễ dàng lôi kéo những thiếu niên hàng ngày trông thấy cha mẹ chúng đổ mồ hôi sôi nước mắt chỉ để kiếm vài đồng quetzal (đơn vị tiền tệ Guatemala) gia nhập tổ chức.
Bọn Mara tạo cho đám trẻ con một "mái ấm gia đình" với những quy tắc sống khắc nghiệt thể hiện qua những hình xăm gớm ghiếc trên khắp thân thể. Một số còn xăm cả lên mặt. Kín đáo hơn, đó là 3 dấu chấm xăm trên bàn tay tượng trưng cho "vida loca" - tức cuộc sống trải qua 3 giai đoạn: bệnh viện, nhà tù rồi đến nhà xác.
Khoảng 20.000 thành viên trẻ tuổi không phải là nguyên nhân mà là hậu quả của làn sóng bạo lực hủy hoại
Tại thủ đô
"Neck", nay đã chết, gặp vợ là Marylin trong nhà tù. |
Các nhà tù ở
Cựu công tố viên Erneato hiện đang làm cố vấn cho kế hoạch thành lập một lực lượng cảnh sát mới với sự hợp tác của Tây Ban Nha. Ông đang cố phục hồi những cuộc điều tra bị bỏ qua trong quá khứ. Công tố viên Erneato nói rằng: "Chúng tôi huấn luyện cho các thanh niên sẵn sàng theo đuổi những cuộc điều tra đến cùng. Nhưng người dân đã không còn niềm tin vào cảnh sát nữa rồi. Người ta chỉ yêu cầu chúng tôi giết sạch bọn Mara đang hàng ngày quấy nhiễu cuộc sống của họ".
Hiện nay, trên toàn đất nước
Tất cả những ai còn có chút tin tưởng vào tương lai ở
Dường như sự trấn áp không phải thuốc chữa bách bệnh mà tất cả là do sự thiếu giáo dục, sự mong manh của cuộc sống gia đình và cấu trúc xã hội cũng như sự không trừng phạt đối với các thế lực mạnh nhất nuôi dưỡng bạo lực