IS cột chó quanh chiến hào và dùng vũ khí tự chế thô sơ
- Cảnh sát Malaysia bất ngờ ra tuyên bố cứng rắn với tổ chức khủng bố IS
- SỐC: Truyền thông Nga “tố” Thổ Nhĩ Kỳ có mối liên hệ với khủng bố IS
- Indonesia truy lùng kẻ khủng bố, IS nhận trách nhiệm
Báo cáo xem xét 21 trường hợp chủ yếu được tập hợp thông qua mạng xã hội và tin tức chính thống về súng trường, súng máy điều khiển từ xa của tổ chức khủng bố IS, Quân đội Syria Tự do và bây giờ Jabhat al Nursa. Có đến 20 loại vũ khí như thế xuất hiện ở Iraq, Syria và Libya kể từ năm 2011. Vũ khí được cải tiến chủ yếu có nguồn gốc từ Đông Âu vào thời Liên Xô. Tuy nhiên, không ít tổ chức khủng bố đang sử dụng vũ khí của Mỹ, Israel và Hàn Quốc.
Một binh sĩ quân đội Syria tự do đang kiểm tra một súng máy điều khiển từ xa. |
Những mẫu vũ khí trông rất thô sơ, nhưng bao gồm thành phần cần thiết-một màn hình và cáp điều khiển để bắn đạn về phía kẻ thù ở khoảng cách nhất định. Một số vũ khí cố định, trong khi một số khác được gắn trên xe chiến đấu tự tạo. Một trong những vũ khí như thế được chụp ảnh đưa lên mạng xã hội thuộc về vài nhóm nổi dậy ở Libya dường như là một súng máy hạng trung đặt trên một chiếc xe tải cũ.
Vũ khí điều khiển từ xa không có gì mới. Trên xe bọc thép hiện đại, súng máy và đại bác điều khiển từ xa là vũ khí chuẩn mực.
Một ví dụ điển hình nhất, trong Chiến tranh Thế giới II, phát xít Đức cải tiến súng máy MG-45 để có thể gắn bên ngoài xe tăng và binh lính quốc xã chỉ cần phối hợp với kính tiềm vọng để điều khiển vũ khí.
Hiện tại, quân đội Mỹ đang thử nghiệm một số hệ thống vũ khí di động điều khiển từ xa, bao gồm Hệ thống module Robot chiến đấu hiện đại (MAARS) sẽ phục vụ Thủy quân Lục chiến. Trạm vũ khí di cộng có thể gắn một súng máy hạng trung yểm trợ bộ binh. Tuy nhiên, MAAR thi thoảng vẫn phải tái nạp đạn thủ công.
Trong khi lợi thế của vũ khí bắn đạn trực tiếp từ xa, chẳng hạn súng máy hoặc súng trường rất rõ ràng, vũ khí điều khiển từ xa cũng sẽ giúp những nhóm khủng bố nhỏ trở nên nguy hiểm hơn.
Báo cáo của Mỹ cũng kể đến một trường hợp, IS sử dụng một súng trường bắn tỉa có từ thời Thế chiến II, cải tiến một chút để điều khiển từ xa tấn công lực lượng dân quân Kurd ở Syria, nhiều tên khủng bố bị những chiến binh Kurd dũng cảm tiêu diệt, nhưng tên sử dụng khẩu súng đó vẫn được bảo vệ trong boong-ke. Thay vì sử dụng phần tử để bảo vệ vũ khí bắn đạn từ xa, nhà nước Hồi giáo (tự xưng) cột rất nhiều chó xung quanh chiến hào.
Điều đó cho thấy, tổ chức khủng bố không những độc ác mà còn rát hèn nhát, chúng đang đi đến bước đường cùng. Theo báo cáo, vũ khí điều khiển từ xa đã chứng minh hiệu quả hơn so với dự kiến, mặc dù người ta chưa rõ hiệu quả và độ chính xác của chúng ra sao.
Báo cáo cũng lưu ý, nếu chiến tranh Những vũ khí hiện đại rất có khả năng sẽ có "nguồn gốc" từ Mỹ và một số quốc gia phương Tây luôn sẵn sàng ủng hộ lực lượng nổi dây. Chẳng hạn, trong tháng 7-2016, lực lượng nổi dậy Syria được Lầu Năm Góc tài trợ súng trường bắn tỉa và súng máy hiện đại, cuối cùng sau khi thất trận, số vũ khí đó lọt vào tay IS.