IS tận dụng Telegram trong cuộc chiến trên mạng xã hội
- “Đại chiến” hai nhóm khủng bố IS và Taliban, 99 tay súng bỏ mạng
- Trùm khủng bố IS hứa ban trinh nữ cho đệ tử nếu đánh bom tự sát
- Mỹ xài “đồ chơi cũ” đánh quân khủng bố IS
IS tiến hành song song cuộc chiến trên mặt đất và trên Internet, tôn vinh “những chiến binh tử vì đạo trên mạng xã hội”. Cũng giống như nhiều nhóm khủng bố tàn bạo khác, IS rất có năng lực sử dụng mạng xã hội và web làm công cụ tuyển mộ chiến binh mới, đồng thời tuyên truyền chiến tích.
Telegram được coi là dịch vụ nhắn tin an toàn nhất cho bọn khủng bố. |
Tháng 9-2015, IS bắt đầu tạo nên bước ngoặc đáng kể khi chuyển sang dùng Telegram Messenger làm kênh phát ngôn chính thức. IS quyết định chọn dịch vụ nhắn tin với 2 tầng mã hóa Telegram sau thời gian dài gặp khó khăn trên mạng Twitter với các tài khoản thường xuyên bị khóa, trong khi trải nghiệm với một số nền tảng ít nổi tiếng hơn cũng bị “đánh đuổi”.
IS đã chọn đúng thời điểm hành động khi mà Telegram lập ra tính năng “kênh ẩn danh” vào năm 2015, cho phép người dùng quảng bá chính kiến đến nhiều người dùng khác một cách không giới hạn, từ đó, bộ phận chiến binh truyền thông của IS lập ra hàng chục kênh riêng biệt gây thách thức không nhỏ cho các giới chức chính quyền chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan trên Internet.
Các kênh của IS trên Telegram đồng thời phát trực tiếp những nội dung do mạng lưới cơ quan truyền thông của tổ chức này sản xuất, trong đó bao gồm mạng chính thức gọi là Amaq. IS đã thu hút thành công hơn 10.000 người theo dõi trên 50 kênh Telegram và con số này đang có chiều hướng tăng lên một cách nhanh chóng, gây lo ngại do giới chức chính quyền phương Tây.
Được sáng lập từ năm 2013 bởi doanh nhân người Nga Pavel Durov, Telegram cung cấp dịch vụ bảo vệ bí mật tuyệt đối cho người dùng với công cụ tự hủy thông tin tương tự như nền tảng Snapchat. Pavel Durov cũng là người thành lập mạng xã hội tương tự như Facebook được gọi là Vkontakte ở Nga với hơn 100 triệu người dùng thường xuyên.
Trong hội nghị TechCrunch Disrupt diễn ra ở thành phố San Francisco (Mỹ) năm 2015, Pavel Durov trả lời câu hỏi về nguy cơ bọn khủng bố (bao gồm IS) sử dụng dịch vụ Telegram: “Tôi cho rằng sự riêng tư và quyền giữ sự riêng tư của chúng ta còn quan trọng hơn cả mối lo sợ về những sự việc tồi tệ xảy ra, giống như ý đồ bọn khủng bố. Dù sao thì, IS cũng luôn luôn tìm được cách để giao tiếp giữa bọn chúng với nhau cũng như với những người ủng hộ”.
Thực tế cho thấy các thành viên IS đã sử dụng Twitter để tuyển mộ tân binh và giao tiếp. Về phần mình, Twitter cũng cố gắng hợp tác với Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) để gỡ bỏ những tài khoản của khủng bố. Theo nghiên cứu mới nhất từ Viện Brookings ở Mỹ, những đối tượng ủng hộ IS hoạt động với hơn 46.000 tài khoản Twitter.