Tại sao những kẻ giết người hàng loạt thường là đàn ông?

Thứ Ba, 17/06/2014, 18:30

Mỗi khi xảy ra những vụ nổ súng hoặc thảm sát hàng loạt, đến 98% thủ phạm là nam giới. Vì sao lại như vậy?

Không thể khẳng định điều  này là tuyệt đối, nhưng hầu như là đúng đối với những tên sát nhân hàng loạt. Có người miêu tả thủ phạm của những vụ giết người hàng loạt là "thanh niên bất mãn". Và ở đâu đó sẽ tồn tại một cuốn nhật ký, hoặc những dòng tâm sự trên các trang mạng xã hội hay những dòng suy tưởng được viết nguệch ngoạc trong một cuốn sổ tay nào đó. Kẻ sát nhân - chắc chắn 98% sẽ là nam giới.

Điều này lại một lần nữa đúng trong vụ việc xảy ra tuần qua khi Elliott Rodger - một sinh viên 22 tuổi của Trường đại học Santa Barbara City sát hại 6 người và làm 13 người khác bị thương trong một vụ đâm chém và bắn súng, trước khi tự kết liễu đời mình. Thực tế cho thấy những thanh niên này thường có xu hướng bị tha hóa.

Có rất nhiều lời giải thích về sự áp đảo của nam giới trong số những kẻ được coi là hung thủ này. Rất có thể yếu tố testosterone đã kích thích thú tính trong con người họ. Những chàng trai thường chỉ phát triển đầy đủ bao myelin ở não trước khi họ ở giai đoạn cuối những năm 20 tuổi thậm chí đầu 30 tuổi. Não trước là nơi thực hiện các chức năng như kiểm soát sự kích động, phản xạ và nhận thức về hậu quả. Trong trường hợp nam giới mất đi sự kiểm soát, họ sẽ dễ dàng có những hành vi xấu và khôn lường được hậu quả.

Thứ hai phải kể đến là những yếu tố xã hội như: video game bạo lực, ảnh hưởng từ tính hiếu chiến trong các môn thể thao đối kháng và xu hướng chung của xã hội đang dần biến đàn ông trở thành những chiến binh và thợ săn, khi nữ giới cũng có thể đảm đương những công việc trước đây vốn chỉ dành cho nam giới, khi đó nam giới không còn chiếm thế thượng phong nữa.

Nam giới dù là người giỏi hay không đều làm mọi cách để bảo vệ vị thế của họ trong một bộ lạc, cộng đồng hoặc xã hội hay bất kỳ điều gì đe dọa đến vị trí đó mà gây tác động nghiêm trọng đến cái tôi hay lòng tự tôn của họ. Trong khi quá trình suy thoái khiến cả hai giới phải lao đao vì thất nghiệp thì nam giới lại là bên khó thích nghi hơn hẳn. Khi không còn giữ vai trò là trụ cột kiếm tiền trong gia đình, đàn ông thường chán nản và cảm thấy vô dụng, vì vậy họ thường có ý nghĩ trả thù. Không phải ngẫu nhiên mà nạn nhân của những vụ xả súng nơi công cộng lại là quản lý - bởi chính họ trước đó đã ra quyết định giáng chức hoặc sa thải hung thủ.

Nhiều nghiên cứu nghiêng về quan điểm nam giới thường tiêu cực đổ lỗi cho hoàn cảnh, các yếu tố bên ngoài nhiều hơn nữ giới, như: "Nguyên nhân của mọi rắc rối của tôi là do ai đó, hoặc một thế lực bên ngoài". Điều này dễ dàng chuyển hóa thành sự căm hận và thù địch đối với người khác. Trong khi đó, nữ giới lại có xu hướng đổ lỗi tiêu cực cho chính bản thân, như: "Nguyên nhân của mọi rắc rối là do chính bản thân tôi: tôi đã không nỗ lực hết mình, tôi không đủ giỏi…".

Đây là lý do khiến nữ giới - nếu có hành vi giết người cũng thường dùng những phương thức nhẹ nhàng hơn: như dìm chết hoặc làm chết ngạt. Nam giới lại có xu hướng thực hiện những phương thức dã man hơn, như nhấn chìm căn phòng trong khói đạn. Vì vậy, số lượng hung thủ là nam giới không ngừng gia tăng.

Sát thủ Rodger cũng đã chết, và hắn cũng đã hoàn thành ý định của mình. Trong nhật ký trên Youtube cá nhân, những lời chửi rủa đã vạch trần sự oán hận đối với những người phụ nữ không bao giờ bị hắn hấp dẫn. Và giờ đây hắn cũng đã gia nhập vào đội quân ma quỷ đã ra đi trước đó, vụ án sau không còn gây chấn động như vụ án trước, bởi tội ác của chúng đã dần trở thành những bi kịch quen thuộc.

Những kẻ giết người hàng loạt có lẽ cũng chỉ thỏa mãn bởi chúng được mọi người chú ý, rồi sau đó chúng cũng tự kết liễu đời mình để giải thoát khỏi những nỗi sợ hãi không tên trong cuộc sống

Quỳnh Dương (tổng hợp)
.
.