Mafia dầu cọ ở Indonesia
Kể từ tháng 9, khi mùa khô bắt đầu, nhiều khu rừng ở Sumatra, Indonesia đã được đốt cháy để trồng cọ (những dự án từng gây ra xung đột và có nhiều tranh cãi). Lửa và khói bụi đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các quốc gia láng giềng như Malaysia, Singapore… Khói bụi cũng khiến các chuyến bay bị hủy, trì hoãn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân.
Dầu cọ được dùng để chế biến ra rất nhiều sản phẩm chúng ta dùng hàng ngày. Hầu hết dầu cọ được nhập khẩu từ Indonesia, nơi có rất nhiều đơn vị dùng các phương pháp dã man, thủ đoạn bẩn thỉu để đối phó với người địa phương, chiếm đoạt tài nguyên.
Những người bảo vệ từng kéo lê một người công nhân tên là Titus, đánh anh ta bằng báng súng trường và sau đó lau sạch máu đi cho anh ta. Khi một biển hiệu được cắm tại làng Bungku của Titus có dòng chữ “Đây là đất của chúng tao”-thì Titus mới vỡ lẽ nguyên nhân mình bị đánh.
Bangku là trung tâm đảo Sumatra của Indonesia. Đó là một thành phố đông đúc có những gã nhà giàu và là những “kẻ cắp” sinh sống. Trên vùng đất này cũng hay xảy ra những cuộc xung đột đẫm máu. Và dầu cọ chính là trung tâm của cuộc xung đột. Tất cả những sản phẩm đã được sơ chế trên thị trường ngày nay chứa thành phần dầu tự nhiên rẻ mạt, thường được dán nhãn “dầu thực vật”, nhằm che đậy thành phần thực của chúng. Dầu cọ hay được tìm thấy trong thành phần của dầu gội đầu, bơ thực vật, bánh pizza, kem và son môi.
Có hàng trăm cuộc xung đột xung quanh vấn đề sở hữu đất đai với các công ty chế biến dầu cọ ở Indonesia, và Bungku là điểm nóng nhất. Vào những năm 1980, công ty Asiatic Persada đã tàn phá rừng của khu vực này để trồng cọ. Những năm sau đó, những chiếc xe ủi đất của công ty đã tàn phá bất hợp pháp hơn 20.000 hecta (49.000 acers) rừng nhiệt đới, tương đương một nửa thành phố Berlin, Đức. Trong đó bao gồm cả khu vực thuộc quyền bảo vệ của người bản địa. Tuy nhiên, rất ít người dám lên tiếng về vấn đề này.
Rất nhiều lần, những nhân viên bảo vệ như lính đánh thuê đuổi người dân ra khỏi làng vì họ đã cố gắng biến rừng trở lại là “đất của tổ tiên”. Trường hợp mới nhất xảy ra cách đây vài tháng trước. Đó là một trận chiến không cân sức bởi về bản chất, đó là cuộc đọ sức giữa những người bản xứ chống lại tay sai của những tập đoàn khổng lồ đa quốc gia như Wilmar hay những công ty chuyên tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng đầu như Unilever hoặc công ty đa quốc gia Nestlé của Thụy Sĩ. Và tập đoàn Wilmar sở hữu công ty Asiatic Persada.
Cuộc xung đột leo thang vào một ngày, khi một người công nhân tên là Titus bị những nhân viên bảo vệ lôi từ nhà riêng tới nhà máy sản xuất dầu cọ. Người thân của anh và những người cùng làng yêu cầu thả Titus. Tuy nhiên, những tên bảo vệ đã xông vào đánh đập dã man khiến 6 người phải nhập viện. Một người đàn ông 35 tuổi tên là Pujiono, là cha của 3 đứa trẻ nhỏ đã bị tử vong.
Nhà hoạt động môi trường Feri Irawan sống tại thành phố Tambi, đã theo dõi những cuộc xung đột qua từng thời kỳ nhận thấy: “Ngân hàng thế giới (WB) cũng phải chịu một phần trách nhiệm đối với những người thiệt mạng”. Irawan cho hay, WB đã cho Wilmar vay dài hạn, bất chấp tình trạng rối ren của công ty vì những vụ tranh chấp đất.
Vào năm 2012, một điều giải viên thuộc WB mới bắt đầu cân nhắc về những cuộc xung đột này. Tuy nhiên, rất khó để kết tội những tên “trộm cọ” trắng trợn này. Theo báo cáo của điều giải viên lâm thời, rất nhiều người bị xâm phạm quyền sở hữu tài sản bởi công ty Asiatic Persada, chi nhánh của Wilmar.
Sau cùng, Wilmar quyết định tách công ty con. Phát ngôn viên của Wilmar cho biết, những cuộc xung đột đã tạo nên một “tình huống ngặt nghèo” đối với công ty. Năm ngoái, tập đoàn Ganda đã mua lại Persada.
Dù thế, Asiatic Persada vẫn có quan hệ với Wilmar. Chủ sở hữu của Ganda là Ganda Sitorus, và cũng là em trai của Martua Sitorus, người đồng sáng lập lên Wilmar International, tập đoàn lớn của Đức. Cả công ty cổ phần ngân hàng Đức (Deutsche Bank) và hãng bảo hiểm quốc tế khổng lồ Allianz đều đầu tư vào dầu cọ. Deutsche Bank tuyên bố rằng, chính Deutsche Bank đã từng nỗ lực ngăn chặn nạn phá rừng, không chỉ giúp Wilmar bằng ngân quỹ, mà còn ủng hộ tài chính cho công ty Bumitama. Bumitama vừa bị cáo buộc vì tội tàn phá rừng tại Borneo.
Những công ty khác của Đức cũng góp phần tạo nên cuộc xung đột, trong đó có TUV Rheinland. Nhưng khi xem xét những hoạt động chế biến dầu cọ, nhân viên kiểm toán đã không thể chứng minh được TUV Rheinland đã cố tình gây ra xung đột với những người bản xứ trong một báo cáo trước đây về Wilmar.
Bất luận thế nào thì Ganda Sitorus từng là cựu nhân viên của Wilmar, đã biến công ty của mình thành một ngân hàng ngoại hối gây ra nhiều rắc rối, điều này có thể đe dọa tới danh tiếng của những tập đoàn đầu tư.
Vài năm trước, tổ chức phi chính phủ “Bạn của Trái Đất” (Friends of the Earth) đã đưa ra bằng chứng về việc những công ty con của Wilmar có liên quan tới nạn phá rừng tại Borneo. Cùng lúc đó, Wilmar tự nhận là “công ty có trách nhiệm”. Ngay sau đó, Wilmar đã tiến hành nhượng lại những công ty con bị chỉ trích nhiều nhất. Và một trong những người mua lại là Ganda Sitorus.
Dù vậy, trong cuộc xung đột xoay quanh vấn đề về công ty Asiatic Persada, Ganda Sitorus vẫn thể hiện một chút trách nhiệm xã hội của công ty. Còn chủ sở hữu mới của Asiatic Persada, thể hiện thái độ “không tình nguyện” khi thảo luận xung quanh vấn đề này. Thay vào đó, công ty này đã “đuổi người bản địa khỏi đất tổ tiên". Mới đây, công ty thông báo rằng, sẽ ngừng tham gia vào những cuộc đàm phán.
Cùng với đó, Wilmar đã có những động thái chứng minh công ty đã không còn dính dáng vào những hành vi phạm pháp. Vào ngày gần đây, công ty đa quốc gia này thông báo, tiếp tục cung cấp dầu cọ có nguồn gốc minh bạch, không liên quan tới hành vi phá rừng hoặc chiếm đất của người dân. Động thái này do sức ép từ những khách hàng trọng yếu của Wilmar.
Trước đó, cuộc xung đột tại Sumatra từng gây thiệt hại đối với Unilever. Vào cuối năm 2011, những người dân địa phương bị công ty sản xuất dầu cọ đuổi khỏi nơi ở đã kháng nghị ngay trước trụ sở của Unilever tại Hamburg, Đức. Người dân dâng cao biển hiệu “Rama- tên trộm đất”, ám chỉ tới sản phẩm bơ thực vật nổi tiếng của công ty.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu Wilmar có thực sự không tiếp tục sử dụng dầu cọ có nguồn gốc không minh bạch để chế biến ra những sản phẩm chúng ta dùng hàng ngày? Nhân viên của Unilever khăng khăng rằng điều này hoàn toàn đúng. Và Wilmar khẳng định, hãng không nhận nguồn cung cấp dầu cọ tại những vùng đất đang xảy ra tranh chấp. Dù vậy, những phương tiện truyền thông Indonesia đưa tin rằng, tập đoàn Ganda vẫn cung cấp dầu cọ cho Wilmar. Nhân viên của Wilmar cũng thừa nhận điều này, tuy nhiên lô hàng đó bị tạm ngưng vào tháng 3. Công ty Persada Asiatic cũng xác nhận Wilmar không đặt bất cứ đơn mua hàng hóa nào kể từ khi nhượng lại Asiatic, bao gồm cả sản phẩm hoa quả và dầu cọ từ nhà máy gần Jambi.
Christiane Zander- nhân viên của nhóm Bảo vệ tài nguyên rừng Rainforest Rescue, nghi ngờ rằng, những mắt xích cung ứng đã không bị cắt hoàn toàn. Bà đã đến Indonesia mới đây nhằm điều tra chuỗi cung ứng phức tạp này. Zander hoài nghi công ty Asiatic Persada vẫn tiếp tục cung ứng dầu cọ cho Wilmar theo một cách gián tiếp nào đó.
Bà cho hay, người dân tại Bungku kể lại rằng, những chiếc xe tải của Wilmar đã được quét sơn che đi logo sau một cuộc bạo lực. Bà đã theo sau những chiếc xe tải chở dầu cọ xuất phát từ nhà máy sản xuất của Asiatic. Sáng hôm sau, những chiếc xe tải này có mặt tại cảng Jambi, phía trước cơ sở lưu trữ dầu cọ Pelita. Bà cho biết: “Kho hàng của Wilmar đã hoàn toàn trống rỗng, tuy nhiên có một dãy ôtô xitec chuyên chở nhiên liệu tại Pelita. Những nhân viên ở đây cho hay, họ đã làm việc với Wilmar”.
Phát ngôn viên của Wilmar thừa nhận rằng, thực tế thì kho hàng của Wilmar được sử dụng từ tháng 1/ 2014, tuy nhiên Wilmar không dùng kho hàng này để chứa dầu nhập từ công ty Asiatic Persada.
Cuộc xung đột về đất đai đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi đối với chính phủ tại Jakarta. Thống đốc của Jambi đã từng viết thư thúc giục các quan chức kiểm tra lại giấy phép của công ty Asiatic Persada vì công ty này vi phạm pháp luật. Bản sao của bức thư cũng được gửi tới Bộ Tư Pháp và cảnh sát trưởng quốc gia.
Tuy nhiên, vẫn chưa có gì chắc chắn rằng, tình trạng rối ren này sẽ thay đổi. Gia đình Sitorus sở hữu công ty có mối quan hệ mật thiết với chính phủ. Một cựu Thủ tướng, một cựu Bộ trưởng Tư pháp và một cựu Cảnh sát trưởng đều là thành viên Hội đồng quản trị của Wilmar. Tờ Jakarta Post từng đăng tin rằng, một công ty con của Wilmar đã đốn một khu rừng đước tại Borneo để trồng cọ. Và câu hỏi về phương thức vận chuyển nhiên liệu của Wilmar để che đậy hành vi phạm pháp cũng như cho “phù hợp” với chính sách “không phá rừng” vẫn chưa được phát ngôn viên trả lời.
Chính phủ Indonesia vừa hợp pháp hóa các đồn điền trồng dầu cọ có diện tích gấp rưỡi diện tích thủ đô London, Anh đang hoạt động bất hợp pháp trong các khu rừng.
Các đồn điền dầu cọ bất hợp pháp trải rộng trên diện tích gấp rưỡi diện tích London đã được ân xá theo một chương trình của chính phủ Indonesia mà các nhà bình luận cho rằng, sẽ giúp ích các tập đoàn lớn hơn là những nông dân nhỏ mà chương trình này có ý định giúp đỡ. Tổng cộng 237.511 ha (586.902 mẫu Anh) đồn điền đã được hợp pháp hóa một cách hiệu quả theo chương trình bắt đầu vào năm 2020. Có tổng cộng 3,37 triệu ha (8,33 triệu mẫu Anh) đồn điền dầu cọ bị coi là bất hợp pháp theo luật pháp Indonesia vì chúng được thành lập trên đất được quy hoạch thành rừng.
Đó là một khu vực lớn hơn Bỉ, chiếm một phần đáng kể sản xuất sản lượng dầu cọ ở Indonesia, quốc gia sản xuất hàng hóa lớn nhất thế giới. Để giải quyết vấn đề, chính phủ đã đưa ra kế hoạch ân xá thông qua cái gọi là luật tổng hợp về tạo việc làm vào năm 2020. Đạo luật đã gây tranh cãi gay gắt, được coi là vi hiến trong một thách thức của tòa án nhưng bằng cách nào đó vẫn có hiệu lực, đã loại bỏ hình phạt hình sự đối với các đồn điền bất hợp pháp và những người khai thác chúng, thay vào đó cho phép sự sai phạm được hợp pháp hóa bằng cách trả tiền phạt và nộp đơn xin tái phân vùng đất thành đất không có rừng.
Kế hoạch ân xá đã tạo ra sự chỉ trích từ các nhà hoạt động và một số nhà lập pháp. Những người chỉ trích cho rằng, kế hoạch này minh oan cho tội ác lập đồn điền trong các khu vực được khoanh vùng là rừng, nơi nạn phá rừng, cháy rừng và xung đột đất đai đang lan tràn. Và trong khi Bộ Môi trường và Lâm nghiệp cho biết, chương trình ân xá cũng hướng tới những nông dân nhỏ quản lý các trang trại nhỏ bất hợp pháp, thì hầu hết các đồn điền được hưởng lợi cho đến nay đều do các công ty điều hành, theo Uli Arta Siagian, Người quản lý Chiến dịch rừng và đồn điền tại Tổ chức môi trường NGO Walhi cho hay.
Bà nói với Mongabay: “Tỷ lệ lớn nhất các đồn điền được ân xá là dành cho các công ty, và cho đến nay những người nhận được sắc lệnh tái phân vùng là các tập đoàn”. “Điều này có nghĩa là câu chuyện kể về kế hoạch ủng hộ nông dân này được sử dụng làm cơ sở cho các hành động thúc đẩy sự bỏ qua những sai phạm của các công ty”.
Và trong khi Bộ Môi trường và Lâm nghiệp cho biết, chương trình ân xá cũng hướng tới những nông dân nhỏ quản lý các trang trại nhỏ bất hợp pháp, thì hầu hết các đồn điền được hưởng lợi cho đến nay đều do các công ty điều hành, theo Uli Arta Siagian.
Vấn đề nghị sự đang gây tranh cãi, chỉ biết rằng, nạn tham những và hối lộ đang gián tiếp tàn phá rừng ở xứ vạn đảo.