Vấn nạn tân dược giả bùng nổ ở châu Phi
Tại các nước Sahel (khu vực ranh giới Châu Phi, nơi nằm giữa sa mạc Sahara ở phía Bắc với khu vực màu mỡ hơn ở miền Nam là Sudan), khả năng chi trả thấp, tính sẵn có và việc tiếp cận chăm sóc y tế đã tạo ra một dạng môi trường mà ở đó các kênh chính thức đã không đáp ứng được nhu cầu về những sản phẩm y tế.
Sự thiếu hụt này đã tạo chỗ đứng cho nạn buôn người, đe dọa con người và an ninh y tế. Những cuộc điều tra đã nhấn mạnh vào sự tham gia của một lượng lớn những tay chơi cơ hội, từ nhân viên của các hãng dược phẩm, cho đến các quan chức thi hành pháp luật, cùng nhân viên cơ quan y tế.
Hệ thống y tế yếu kém
Các bệnh truyền nhiễm là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở khu vực Sahel. Tuy vậy, khả năng tiếp cận và chi trả y tế tại khu vực này vẫn thuộc hàng thấp nhất thế giới. Việc quản lý yếu kém hệ thống y tế các nước Sahel cũng như cung cấp chăm sóc y tế không đầy đủ đã dẫn đến sự bùng nổ của thị trường tân dược phi pháp và không chính thức. Từ giữa tháng 1/2017 đến tháng 12/2021, các quan chức quốc tế đã tịch thu ít nhất 605 tấn sản phẩm y tế chỉ riêng tại Tây Phi. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 50% thuốc ở Sahel là hàng giả hoặc kém tiêu chuẩn. Thuốc giả gây ra cái chết cho ít nhất 267.000 người châu Phi/năm; thuốc kháng sinh giả dùng để điều trị bệnh viêm phổi đã tước đoạt sinh mạng của khoảng 170.000 trẻ nhỏ/năm.
Phạm vi tiếp cận chăm sóc y tế chính thức tại Sahel là rất ít ỏi, cơ sở hạ tầng chăm sóc y tế lại khan hiếm cùng cực. Chẳng hạn như tại Chad, mật độ phân bổ các nhà thuốc Tây là 121 dưới mức trung bình toàn cầu. Tương tự, mật độ nhân lực y tế thấp hơn mức tối thiểu của Mục đích phát triển bền vững (SDG) (4,45 bác sĩ, y tá, và nữ hộ sinh/1.000 người). Năm 2018, tỷ lệ được ghi nhận như sau: Giữa 1 và 2 bác sĩ cho 1.000 dân ở 2 nước Burkina Faso và Mali; Không đầy 1 bác sĩ cho 1.000 dân ở Chad và Niger. Bên cạnh đó vì các nước Sahel nhập khẩu tới 90% sản phẩm y tế của họ do thiếu ngành công nghiệp dược trong khu vực nên vô hình chung tạo ra khoảng trống cho chuỗi cung ứng tân dược bất hợp pháp. Cũng như mối liên kết chặt chẽ giữa các chuỗi được quản lý (hợp pháp) và chuỗi bát nháo (phi pháp) khiến cho việc theo dõi các sản phẩm y tế trở nên vô cùng phức tạp.
Ngoài ra có những lo lắng cho rằng 40% thuốc giả được sản xuất trong chuỗi cung ứng hợp pháp và được bán trong các hiệu thuốc có giấy phép. Vì lẽ đó những sản phẩm tân dược được buôn lậu đã lấp đầy sự chênh lệch giữa cung và cầu trong chăm sóc y tế. Hoạt động buôn bán tân dược bất hợp pháp này bao gồm các sản phẩm y tế giả mạo, những sản phẩm y tế kém tiêu chuẩn, và những sản phẩm y tế chưa đăng ký/ chưa có giấy phép. Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng y tế đã diễn ra ở nhiều giai đoạn khác nhau, bao gồm trong suốt quá trình sản xuất, phân phối, bán hàng, và cấp phát. Việc buôn bán nguồn cung y tế được thúc đẩy bởi cả chính quyền địa phương không thể đáp ứng nhu cầu, cùng việc thiếu sự hoạt động của cơ sở hạ tầng chăm sóc y tế.
Điều tra các tuyến đường buôn bán tân dược giả
Hầu hết nguồn cung y tế của Sahel đến từ châu Âu, đặc biệt là từ Pháp và Bỉ. Ở mức độ thấp hơn, Ấn Độ và Trung Quốc cũng tham gia vào nguồn cung. Tương tự, một phần nhỏ thuốc đã được sản xuất ở Ghana và Guinea. Người di cư cũng tuồn các sản phẩm y tế vào Sahel. Nguồn cung y tế thường đến địa điểm của họ thông qua các kênh thương mại hàng hải quốc tế chính thống.
Các tổ chức khủng bố và những phần tử bạo lực phi nhà nước lại không phải là nhân tố chính của hoạt động tân dược bất hợp pháp ở Sahel. Ở Mali và Niger, nhiều tổ chức khủng bố có ảnh hưởng đến các tuyến buôn lậu ngay trong lãnh thổ mà họ kiểm soát. Những nhóm này thường đánh thuế vào những sản phẩm khác nhau được buôn bán ở Mali (Gao và Timbuktu) và Niger (Zinder) cũng như biên giới với Nigeria ở phía Nam và Libya ở phía Bắc. Chính lợi ích tài chính, nhu cầu cao và nguồn cung thấp đã tạo mảnh đất béo bở cho những kẻ cơ hội tác động vào chuỗi cung ứng. Ước tính lợi nhuận của buôn bán dược phẩm phi pháp lên tới 75 tỷ USD.
Sahel đã trở thành tâm điểm của một mạng lưới tội phạm có tổ chức đang phát triển. Tháng 7/2022, Văn phòng trấn áp ma túy bất hợp pháp trung ương của Niger (OCRTIS) đã triệt phá một mạng lưới tội phạm ở Yaboni. Các quan chức thi hành luật đã tịch thu 229.364 viên nén Royal 225 mg tramadol, 8.000 viên nén exol và truy tìm chuỗi cung ứng. Những cá nhân bị bắt giữ đã khai là có làm việc với các đối tác tại Ấn Độ để xuất khẩu các sản phẩm y tế thông qua hải cảng Tema (Ghana). Sau khi được chuyển đến Niger, một số đã được gửi đi trong nước, đặc biệt là đến 2 khu vực khai thác vàng là Djado và Tchibarakaten, nơi giá ma túy tăng gấp 3. Phần còn lại của số tân dược được tuồn lậu sang Libya.
Đại dịch COVID-19 là “chất xúc tác” cho việc bùng phát thị trường tân dược bất hợp pháp toàn cầu.Chiến dịch Pangea do Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) điều phối tại 90 quốc gia nhắm vào hoạt động bán sản phẩm dược trực tuyến, cho thấy đà tăng của xấp xỉ 18% trong các vụ bắt giữ thuốc kháng virus trái phép, trong khi đó các vụ bắt giữ Chloroquine trái phép đã tăng 100%.
Do đó việc tăng cường khung pháp lý hiện hành là cần thiết nhằm giải quyết thị trường bất hợp pháp toàn cầu này. Các nước trong khu vực Sahel nên cải tiến quản trị bằng việc giải quyết những thông lệ tốt thông qua mua sắm các sản phẩm y tế để loại bỏ cơ hội tham nhũng, chính là bước phát triển thiết yếu nhằm giảm những sản phẩm thuốc giả và kém hiệu quả xâm nhập vào hệ thống y tế.