Bolivia: USAID đứng sau âm mưu lật đổ chính quyền
- WikiLeaks tiết lộ âm mưu của Mỹ gây đảo chính ở Bolivia
- Vụ "bắt cóc" tổng thống Bolivia là nhục mạ các nước Nam Mỹ
- Bolivia phá âm mưu ám sát Tổng thống Evo Morales
- An ninh Bolivia phá vỡ âm mưu ám sát Tổng thống
- Tổng thống Bolivia cáo buộc Mỹ đứng sau kế hoạch ám sát
USAID đứng đằng sau?
Phát biểu trước báo giới hôm 4/10, Chánh văn phòng nội các Bolivia Juan Ramon Quintana cho biết, Chính phủ Bolivia đã yêu cầu Quốc hội tiến hành điều tra những thông tin mới được WikiLeaks công bố về âm mưu đảo chính ở nước này. Theo đó, Mỹ đã có kế hoạch lật đổ Tổng thống Evo Morales trong năm 2008. Cơ quan Hỗ trợ phát triển quốc tế Mỹ (USAID) tại Bolivia chịu trách nhiệm chính trong hoạt động này.
Cụ thể, USAID đứng ra liên kết các tổ chức đối lập ở Bolivia và thực hiện cả kế hoạch phá hoại kinh tế của Bolivia. Thời điểm hoạt động mạnh nhất của USAID để phục vụ cho âm mưu này là 2 năm 2007-2008. Mặc dù chưa đưa ra bằng chứng cụ thể cho những tuyên bố của mình, song thông tin mà Chánh văn phòng nội các Bolivia Juan Ramon Quintana xác nhận cũng đủ thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế.
Bolivia và Mỹ đã ký lại thỏa thuận khung về bình thường hóa quan hệ và trao đổi đại sứ, năm 2011. |
Nói thế là bởi trước đây, USAID đã không ít lần bị Bolivia và nhiều quốc gia khác tố cáo là tham gia hoạt động tình báo chống phá chính quyền nước sở tại. Hồi cuối tháng 8 vừa qua, Bộ Ngoại giao Nga đã tố cáo USAID can thiệp sâu vào công việc nội bộ của Nga và cố tình gây ảnh hưởng đến kết quả của các cuộc bầu cử bằng cách cung cấp những khoản tiền viện trợ cho các tổ chức đối lập.
Nổi bật là hoạt tính của USAID ở các khu vực của Nga, nhất là ở Bắc Kavkaz. Riêng ở Bolivia, USAID không ít lần bị cấm hoạt động. Mới đây nhất là vào tháng 5/2013, tức chỉ 2 năm sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Tổng thống Bolivia Evo Morales đã trục xuất các đại diện của USAID khỏi Bolivia với lý do đã can thiệp vào công việc nội bộ của nước này. Khi đó, chỉ có 9 người Mỹ và 37 người Bolivia làm việc tại chi nhánh USAID ở Bolivia.
Theo thông tin từ mạng Nghiên cứu toàn cầu, USAID được thành lập từ năm 1961, là cơ quan chính phủ hàng đầu của Mỹ chịu trách nhiệm về viện trợ dân sự nước ngoài. Nhưng lại có nhiều người cho rằng thực chất đây là các trung tâm tình báo với nhiệm vụ chính là làm suy yếu các chính phủ hợp pháp tại một số quốc gia. Các văn phòng của USAID được cho là đã nhúng tay vào tất cả các cuộc đảo chính tại Mỹ Latinh, cung cấp hỗ trợ tài chính, kỹ thuật và tư tưởng cho các phe đối lập và không ít lần bị các quốc gia khác trong khu vực cáo buộc can thiệp vào công việc nội bộ…
Còn theo báo cáo của Cơ quan Tình báo Bolivia gửi lên chính phủ nước này năm 2013, Văn phòng đại diện của USAID tại Bolivia chứa chấp các điệp viên của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và Cơ quan Tình báo quốc phòng Mỹ.
Không chỉ hỗ trợ tài chính cho lực lượng đối lập ở Bolivia, USAID còn thường tìm cách can dự vào các lực lượng vũ trang và cơ quan thực thi pháp luật ở nước này, tuyển dụng "điệp viên" trong lực lượng này để sẵn sàng giúp phe đối lập khi có cơ hội. Báo cáo này cũng cho biết, USAID mở văn phòng đại diện ở Bolivia từ tháng 3-2004 với mục đích "giúp giảm căng thẳng ở những khu vực xung đột xã hội và hỗ trợ Bolivia chuẩn bị các sự kiện bầu cử". Ban đầu, USAID thuê Công ty Canal & Associates, Inc (C&A) của Mỹ quản lý 3,3 triệu USD dành cho 397 tổ chức, đảng chính trị và dự án ở Bolivia. C&A đóng vai trò ở Bolivia giống như DAI ở Venezuela. Cho đến nay, C&A đã thực hiện các chương trình can thiệp thuộc nhiều cơ quan khác nhau của Washington ở hơn 40 quốc gia, trong đó có Albani, Armenia, Bolivia, Colombia, Cộng hòa Dominica, Salvador, Guatemala, Madagascar, Malawi, Mexico, Nicaragua, Panama và Paraguay.
11 năm qua, USAID đã cố gắng gây ảnh hưởng đối với Hội đồng lập hiến và gia tăng chủ nghĩa ly khai của các khu vực giàu nguồn tài nguyên thiên nhiên như Santa Gruz và Cochabamba. Phần lớn tiền tài trợ được dành cho các tổ chức và chương trình làm việc nhằm "củng cố các chính quyền khu vực với ý đồ nhằm suy yếu chính phủ quốc gia của Tổng thống Evo Morales"; "hình thành mối liên hệ giữa các nhóm bản địa và các cơ cấu dân chủ"; "giáo dục công dân cho các nhà lãnh đạo mới nổi" và "truyền bá thông tin".
Thậm chí, USAID còn đưa ra các chương trình công khai ủng hộ quyền tự trị của một số khu vực như Santa Cruz, Beni, Pando và Tanrija nhằm thúc đẩy chủ nghĩa ly khai và sự bất ổn của Chính phủ Bolivia. Hiện nay, ngân sách được USAID tuyên bố cho Mỹ Latinh là 750 triệu USD, nhưng nếu tính cả các khoản chi ngầm, số tiền trên có thể gấp đôi, lên tới 1,5 tỉ USD và 1/3 trong số này được cho là nhằm mục đích lật đổ chính phủ của Tổng thống Evo Morales.
Mượn danh hỗ trợ kinh tế để lật đổ?
Cũng giống như việc thực hiện các hoạt động phá hoại ở Venezuela, tình báo Mỹ còn không ít lần lên kế hoạch và tiến hành các vụ ám sát nhằm vào Tổng thống Bolivia Evo Morales. Theo đó, trong 10 năm qua, ít nhất mỗi năm, Mỹ lại thực hiện một vụ ám sát nhưng đều bất thành? Trong lần phát hiện gần đây nhất, lực lượng an ninh Bolivia cho biết, USAID đã thuê một số tay súng nước ngoài nhằm ám sát ông Evo Morales.
USAID không ít lần bị cáo buộc kích động bạo lực ở Bolivia. |
Nhóm này có 5 tên được sự giúp đỡ của một số quan chức trong lực lượng đối lập, nhập cảnh Bolivia, thuê một khách sạn ở trung tâm Santa Cruz, Bolivia để chờ cơ hội tiến hành vụ ám sát. Khi đó, chúng đã tự trang bị cho mình một số loại vũ khí như súng trường, trung liên, lựu đạn và thuốc nổ C4 cùng một số tài liệu miêu tả việc đi lại của Tổng thống Bolivia và một số quan chức khác trong chính phủ… Tuy nhiên, ngay sau đó, Chính phủ Mỹ đã bác bỏ mọi cáo buộc từ Bolivia và khẳng định không tham dự bất kỳ một âm mưu hay kế hoạch nào nhằm ám sát ông Evo Morales.
Phát biểu trong một cuộc họp báo tại thành phố Oruro, Bolivia, Tổng thống Evo Morales nhấn mạnh rằng, hoạt động gián điệp của Mỹ thực hiện dưới vỏ bọc của USAID và nhiều tổ chức phi chính phủ khác là không thể chấp nhận được. Lập luận rằng, "núp bóng" hoạt động viện trợ phát triển của các tổ chức nói trên, Mỹ biết rõ "mọi chi tiết của các hoạt động trên những lĩnh vực xã hội cũng như hoạt động của giới lãnh đạo nghiệp đoàn" tại các nước Mỹ Latinh, ông Evo Morales đã đề nghị các nước trong khu vực Mỹ Latinh phải tăng cường đoàn kết để chống lại các âm mưu thù địch của Mỹ.
Nhắc lại cảnh báo của hai nhà báo Mỹ Alexander Main và Dan Beeton, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị, có trụ sở tại Washington về sự can dự vào tình hình chính trị của Nhà Trắng tại Bolivia vào năm 2007 và 2008, ông Evo Morales còn cho rằng, Mỹ đang có nhiều kế hoạch phá hoại kinh tế các quốc gia có chính phủ tiến bộ trong Liên minh Bolivar cho châu Mỹ (ALBA), thao túng cả cuộc chiến chống ma túy của khu vực. Tổng thống Bolivia còn kêu gọi các nhà lãnh đạo Mỹ Latinh ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ vào Venezuela cũng như bảo vệ các chính phủ dân chủ trong khu vực khỏi sự can thiệp của nước ngoài.
Được biết, quan hệ "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" giữa Mỹ và Bolivia đã trở nên căng thẳng từ năm 2008 sau khi 2 nước trục xuất đại sứ của nhau và chỉ duy trì quan hệ cấp đại biện. Năm 2011, hai bên ký thỏa thuận khung về bình thường hóa quan hệ và trao đổi lại đại sứ. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, bang giao giữa hai nước vẫn căng thẳng.
Năm 2013, Bolivia đóng cửa USAID sau khi cáo buộc tổ chức này hoạt động chính trị thay vì theo đuổi các chương trình xã hội. Mới đây, Tổng thống Bolivia Evo Morales còn cáo buộc Mỹ chứa chấp khủng bố và kêu gọi tổ chức Liên Hiệp Quốc di dời trụ sở ra khỏi thành phố New York.