Cộng đồng tình báo Mỹ với al-Qaeda từ năm 1988

Thứ Hai, 16/11/2020, 22:00
Tài liệu này sẽ cung cấp một cái nhìn rõ nét hơn về tổ chức khủng bố al-Qaeda khi xem nó là một thực thể 3 bên với phần lõi, mạng lưới và một hệ tư tưởng riêng. Trong 3 phần theo trình tự thời gian đó, thực thể này sẽ được đem so sánh với nhận thức của cộng đồng tình báo Mỹ cùng hoạt động chống lại tổ chức này trong mỗi khung thời gian cụ thể nhằm đánh giá sự thành công của tình báo Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.


Hiểm họa an ninh quốc gia mới

Một tuyên bố khi Tổng thống Barack Obama nhắc đến al-Qaeda đã làm khơi gợi cuộc tranh luận về mối đe dọa được xem là nghiêm trọng nhất mà Mỹ phải đối mặt trong thế kỷ 21. Một thế lực Hồi giáo cực đoan đa diện đang tạo ra thách thức lớn nhất đối với an ninh quốc gia Mỹ ngày nay. Nhằm đánh giá sự thành công của đòn phản ứng mối đe dọa của Mỹ, trước hết phải xem xét hiệu quả của “huyết mạch Chú Sam” trong chiến dịch chống khủng bố: tình báo Mỹ.

Vấn đề mà các chuyên gia muốn nhấn mạnh đến là cái chu trình tình báo đã được xử lý ổn thỏa hay chưa nhằm chống lại al-Qaeda. Tác giả Jason Burke muốn khẳng định rằng “al-Qaeda không phải là một đế quốc ma quỷ như cách mà truyền thông Mỹ đưa tin, mà là một mạng lưới phi tập trung, bao gồm một trong nhiều tổ chức dân quân Hồi giáo. Phần lõi của al-Qaeda là Osama bin Laden và các thuộc hạ của y; trong khi đó mạng lưới này được hình thành bởi các nhóm chiến binh luôn thay đổi.

Giai đoạn đầu

Hệ tư tưởng là “thế giới quan của al-Qaeda”: nhấn mạnh đến nền tảng thiết lập nên “hệ tư tưởng chính trị” dựa trên yếu tố cực đoan, như cách giải thích của Wahhabi thuộc dòng Hồi giáo Sunni. Nước Mỹ phải đối mặt với “tổ chức mạng lưới có các đơn vị phân tán nhỏ được đặc trưng bởi học thuyết, cấu hình, chiến lược và công nghệ đồng bộ với thời đại thông tin”. Là một đứa trẻ của thời đại toàn cầu hóa thập niên 1990, al-Qaeda là một mạng lưới rộng lớn các mối liên kết không chính thức vốn đã được củng cố từ năm 1988 giữa “một thế hệ khủng bố Hồi giáo Sunni mới”.

Ngay từ năm 1996, al-Qaeda đã tiếp cận Afghanistan và từ đây Osama bin Laden đã thiết lập một mạng lưới “các buồng giam ngủ yên chờ lệnh phát động các cuộc tấn công tương lai”. Trang Encyclopaedia của Jihad đã cung cấp công thức về một cuộc chiến không có tiền lệ: internet đã xây dựng sự phối hợp cần thiết cho những cuộc tấn công dạng này.

Lãnh tụ al-Qaeda, Anwar al-Awlaki, đã bị thiệt mạng trong một vụ không kích bằng máy bay không người lái do CIA chỉ đạo. Ảnh nguồn: TIME Magazine.

Năm 1998, Bin Laden hạ lệnh cho người Hồi giáo giết người Mỹ bao gồm cả thường dân tại bất kỳ đâu trên thế giới, biến nước Mỹ thành mục tiêu trung tâm của chiến dịch này. Tuy vậy, sự hiểu biết của Mỹ về kẻ thù mới không thật sự chính xác. Mặc dầu vậy, al-Qaeda vẫn bị đánh giá là “tổ chức khủng bố có cấu trúc truyền thống” (tác giả Jason Burke, năm 2003).

Do đó, phản ứng của tình báo Mỹ chống lại kẻ thù mới chắc chắn là không phù hợp và lẽ đương nhiên là không hiệu quả. Bản thân C.I.A từng giậm chân tại chỗ trong việc đối phó với al-Qaeda. Việc cắt giảm ngân sách liên tục trong thập niên 1960 đã làm chậm lại quá trình đại tu cơ cấu, cũng như cơ quan này đang tập trung phát triển tình báo tín hiệu (SIGINT).

Mặc dù SIGINT đã cung cấp một số thông tin tình báo quý giá về al-Qaeda chẳng hạn như NSA nghe lén điện thoại của bin Laden, song có một thực tế là tình báo con người (HUMINT) đã suy giảm 25% trong thập niên 1990 nhất là khi trùm khủng bố thay đổi phương thức liên lạc.

Một sự thật là “không có trạm CIA nào hoạt động ở Afghanistan để thu thập tình báo, đồng nghĩa trạm Alec ở Langley đã thất bại trong việc thu thập tình báo chất lượng cao đến từ các nguồn ngay trong nội bộ al-Qaeda. Và cộng đồng tình báo Mỹ không hiểu đúng về al-Qaeda.

Người Mỹ nhìn nhận tính cần thiết của việc cài cắm điệp viên vào những nơi quan trọng để hiểu về đối phương càng nhiều càng tốt. Khó khăn về cấu trúc đã cản trở việc phân tích. Chi nhánh al-Qaeda ở Đông Phi đã được CIA nhắm tới vài năm trước khi xảy ra vụ đánh bom đại sứ quán, thiếu phân tích đã khiến người Mỹ nhầm lẫn về cấu trúc al-Qaeda dẫn đến thất bại thê thảm. 

Học giả Amy Zegart chỉ ra thất bại của cộng đồng tình báo Mỹ là không khéo xâu chuỗi các bằng chứng với nhau: “Khalid al-Mihdhar và Nawaf al-Hamzi đã dự một hội nghị al-Qaeda ở Malaysia với một nhân vật cấp cao dưới trướng của bin Laden; al-Mihdhar mang thị thực Mỹ; còn al-Hazmi đã từng đến Mỹ; hay KSM, một trong những tay chân thân tín nhất của bin Laden từng tuyển mộ đám khủng bố dưới hình thức đi du lịch, và lên kế hoạch cho các hoạt động khủng bố tại Mỹ, từ các nút thắt này đã gợi ý cho một cuộc tấn công khủng bố thảm khốc chống lại các mục tiêu Mỹ ở bất kỳ đâu trên thế giới; hay một điệp viên FBI tin rằng bin Laden sẽ phái các đặc vụ đến Mỹ cho một khóa huấn luyện bay”.

Cộng đồng tình báo Mỹ tập trung vào nhân vật bin Laden như là thống lĩnh của một tổ chức tội phạm và chuyển sang hướng phân tích theo chiều dọc. CIA đã được trao nhiệm vụ bắt bin Laden, và đòi hỏi một số thứ trong phân tích tình báo thời gian thực.

Thất bại trong việc thu thập HUMINT ngay trong nội bộ al-Qaeda cũng như phân tích chiều ngang tổng thể của tổ chức này đã dẫn tới việc phổ biến thông tin tình báo kém hiệu quả cho cả hai đời Tổng thống Clinton và Bush, và hệ quả là một chính sách chống khủng bố không báo trước. Lời chỉ trích chính yếu ở đây là “CIA đã cung cấp cho Bill Clinton quá nhiều thông tin chưa được chọn lọc”. 

Một bản báo cáo của CIA gửi cho Tổng thống Bush đề ngày 6 tháng 8 năm 2001 chỉ đơn giản vỏn vẹn vài từ: Ngay từ năm 1997, bin Laden đã muốn tiến hành tấn công khủng bố vào Mỹ: một hiện tượng không mới mẻ với Mỹ từ năm 2001. Thay vì phổ biến tình báo thành một chính sách thông tin thì cộng đồng tình báo đã tạo ra “cả núi tin rời rạc và thiếu tiện ích”. Thông qua Chỉ thị số 39 của Tổng thống Clinton nhằm chống lại bin Laden, mọi chuyện đã hai năm rõ mười: ông ta muốn hắn chết!

Dưới thời cầm quyền của Tổng thống George Bush, chính sách chống khủng bố của ông Bill Clinton đã chùn bước: Ủy ban nghị sỹ đã tổ chức cuộc họp đầu tiên về chủ đề al Qaeda vào ngày 4 tháng 9 năm 2001. Vì cộng đồng tình báo không có chỉ thị rõ ràng do Bush trao cho họ chống lại al-Qaeda trước sự kiện 11/9 thế nên không thể chỉ trích họ dựa trên một tiêu chuẩn không tồn tại.

Giai đoạn 2001-2003

Sự kiện 11/9 đã kích hoạt học thuyết của Tổng thống Bush khi nhắm tới 2 mục tiêu: 1- “Phá vỡ mạng lưới các quốc gia khủng bố chịu trách nhiệm cho ngày 11/9”; 2- “Ngăn ngừa các chế độ tiếp tay tài trợ khủng bố đe dọa nước Mỹ”.

Cuộc xâm lược Afghanistan do Mỹ phát động đã làm phân tán phần lõi, thủ tiêu 2/3 tiến trình này. Đồng nghĩa các mạng lưới bị gián đoạn bởi những chiến dịch mới của các lực lượng an ninh trên thế gới, tuy nhiên thay vì tiêu diệt al-Qaeda thì các mạng lưới này chỉ đơn thuần làm “phân tán và gây nên sự cực đoan hóa” như minh chứng ở Pakistan.

Mặc dù lõi cứng đã giảm đi, nhưng mạng lưới của các mạng lưới và hệ tư tưởng của chúng vẫn bảo vệ cho sự tồn tại của al-Qaeda. Mặt khác, sự hiểu biết của Mỹ về al-Qaeda trong thời cầm quyền của Tổng thống Bush đã được thể hiện ngay trong một tập tài liệu đặt trên bàn làm việc của ông. Sự kiện 11-9 đã dẫn tới “chương trình giám sát khủng bố” của NSA và “Bản ghi nhớ hiểu biết chung” năm 2001 trao quyền hành động bí mật của CIA. 

Bên cạnh đó việc thiết lập các “hắc ngục” dùng để thẩm vấn và tra tấn những thành viên al-Qaeda như Abu Zubaydah, đã nói lên rằng mặc dù người Mỹ đã tái đánh giá về thực thể al-Qaeda, nhưng họ vẫn hiểu lầm về tổ chức này. Đó là thay vì cung cấp tin tình báo đủ mạnh để hỗ trợ Mỹ chống lại al-Qaeda thành công, thì các hoạt động tra tấn đã đổ thêm dầu vào lửa tạo nên hệ tư tưởng căm thù phương Tây dai dẳng, vô tình gián tiếp duy trì sức mạnh linh động của al-Qaeda chống lại Mỹ. Cú “sốc” của vụ 11/9 đã khiến cho cộng đồng tình báo Mỹ hành động quyết liệt nhằm hoàn thành lời kêu gọi của Tổng thống Bush là “tìm ra bọn khủng bố trước khi chúng tấn công”.

Việc Mỹ tăng cường sự hiểu biết về bản chất của al-Qaeda kết hợp với quyền lực chưa từng có của cộng đồng tình báo và sự linh động cấu trúc đã làm nên những kết quả phi thường. Người Mỹ nhận thức được rằng al-Qaeda là một mạng lưới tế bào toàn cầu, và chỉ hủy lõi của nó bằng cách “lập bản đồ tổ chức trong cấu trúc quân sự truyền thống với nhiều lớp lang”.

Từ 2003 đến nay

Al-Qaeda vẫn tồn tại thông qua các mạng lưới mới như một kiểu nhượng quyền thương mại, có thể kể đến các tổ chức tân Al-Qaeda đã hoạt động ở bán đảo Arab. Về phía Mỹ, họ vẫn chắc nịch rằng đang kiểm soát al-Qaeda trong tầm tay và có chiến thuật để đánh bại nó”, và cái chết của bin Laden luôn được ca ngợi là một cột mốc đáng nhớ. Chính quyền Barack Obama “coi al-Qaeda chủ yếu là một nhóm các cá nhân và các thủ lĩnh, có liên quan đến vụ tấn công 11/9”.

Bắc Waziristan (Tây Bắc Pakistan) từng là khu căn cứ quan trọng của tổ chức Al-Qaeda . Ảnh nguồn: RTD Documentary Channel.

Bằng cách sử dụng nhánh al-Qaeda ở Iraq trong một nghiên cứu, Đại tướng Stanley A. McChrystal (chỉ huy các lực lượng Mỹ tại Afghanistan) đã mô tả các chiến thuật mà cộng đồng tình báo sử dụng để bắt kịp hiểu biết mới của họ về al-Qaeda.

Thông tin tình báo được thu thập thông qua các cuộc đột kích, chủ yếu là thu điện thoại và gửi chúng đến các nhà phân tích, họ sẽ biến thông tin thô thành kiến thức hữu ích. Vòng tuần hoàn tình báo mới này đã cấp báo cho CIA các chiến thuật hành động chính nhằm chống lại al-Qaeda: nhằm tiêu diệt các mục tiêu của giới chức lãnh đạo al-Qaeda thông qua các cuộc không kích bằng máy bay không người lái như đã xảy ra trong trường hợp của Anwar al-Awlaki.

Một tài liệu đã phân loại của CIA có từ năm 2007 kết luận rằng “giai đoạn nguy hiểm nhất của al-Qaeda là từ năm 2001 do hoạt động của các chiến binh thiết lập khu căn cứ ở Bắc Waziristan (Tây Bắc Pakistan) vì lẽ đó các cuộc tấn công của CIA vào những khu vực bộ lạc của Pakistan diễn ra trung bình cứ mỗi 5 ngày 1 lần trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Obama. Những cuộc tấn công mạnh mẽ vào mạng lưới al-Qaeda đã thành công, việc tiêu diệt bin Laden là nhờ “nguồn tình báo tại chỗ” của CIA.

Chính sách của Tổng thống Obama trong thời kỳ này đã rõ: “Mục tiêu tiên quyết là phải thủ tiêu hoặc bắt sống Osama bin Laden trong cuộc chiến của Mỹ nhằm đánh bại al-Qaeda” và điều này đã dẫn đến “một trong những thành công tình báo vĩ đại nhất trong lịch sử Mỹ”.

Và sau thất bại phân tích tình báo của sự kiện 11/9, Quốc hội Hoa Kỳ đã sáng lập ra Ủy ban an ninh quốc gia về trí tuệ nhân tạo (NSCAI), đứng đầu ủy ban này là cựu chủ tịch Google, Eric Schmidt và nguyên Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ, Robert O. Work, nhằm “xem xét các phương pháp và phương tiện cần thiết để phát triển trí tuệ nhân tạo (AI), máy học và các công nghệ liên quan của Mỹ để kiện toàn những nhu cầu về an ninh và phòng thủ quốc gia”.

Mặt khác, ngay bên trong cộng đồng tình báo Mỹ cũng có hẳn một ban giám đốc về đổi mới kỹ thuật số nằm ngay trong CIA; hay những sáng kiến AI mới mẻ trong Cục tình báo địa không gian quốc gia Mỹ (NGIA); hoặc những nỗ lực điện toán đám mây tiên tiến trong Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ (NSA). Trong tương lai, cộng đồng tình báo Mỹ sẽ phụ thuộc vào AI để khai thác vào các nguồn tin mở của bất kỳ ai, các nền tảng tiên tiến sẽ được truy cập trực tuyến với giá rẻ hoặc miễn phí, cũng như ứng dụng thuật toán để đạt được lượng dữ liệu nhanh hơn và xử lý tốt hơn con người.

Nhưng, bên cạnh các thành công đã đạt được thì cộng đồng tình báo Mỹ vẫn còn canh cánh một nỗi lo vốn xuất phát từ miệng một cựu quan chức tình báo từ nhiều năm trước: “Vào thời điểm chúng ta ngỡ rằng đã bắt trúng tử huyệt của al-Qaeda thì liệu tổ chức này có còn như cũ không hay đã biến thành một diện mạo mới?”.

Văn Chương (Tổng hợp)
.
.