GRS - đơn vị bán quân sự của CIA

Thứ Ba, 22/10/2024, 09:02

Nhân lực phản ứng toàn cầu (GRS) là lực lượng hoạt động tuyệt mật nhất của CIA, chuyên trách bảo vệ an ninh nhân sự của CIA có tham gia vào những nhiệm vụ thu thập tình báo mật trên toàn cầu. Họ hoạt động theo từng nhóm nhỏ, GRS cung cấp cho CIA một lớp an ninh vô hình trong các môi trường đặc biệt rủi ro cao.

Kể từ khi kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh, GRS đã triển khai rộng rãi trên khắp Châu Phi và Trung Đông. Bất chấp nhiều nhân viên GRS có xuất thân từ các đơn vị đặc nhiệm Mỹ, họ vẫn phải dựa vào những công việc cấp thấp mang tính thủ công như kỹ thuật trinh sát và chống do thám hơn là lệ thuộc vào lực lượng binh lính cấp độ tinh nhuệ.

Đầu thập niên 1990, từ một nhóm nhân sự an ninh đặc biệt, GRS đã tiến hóa thành một thành phần không thể thiếu được trong các hoạt động nước ngoài của CIA. Từ những vùng chiến sự cho đến các nước thất bại, GRS cho phép CIA duy trì sự hiện diện ở mọi nơi trên thế giới bất kể mối đe dọa an ninh nào. Dù ban đầu POC và GRS chỉ được coi là những lực lượng tạm thời nhưng sự phát triển không ngừng nghỉ trong suốt 30 năm qua đã minh chứng cho những hoạt động bảo vệ cấu hình thấp trở thành những hoạt động mật trong môi trường an ninh thời hậu Chiến tranh Lạnh.

GRS - đơn vị bán quân sự của CIA -0
Các thành viên của Nhân sự phản ứng nhanh toàn cầu của CIA (CIA GRS) trong một nhiệm vụ ở Trung Đông. Ảnh nguồn: SOCOM Archives.

Tiến thân vào CIA

GRS có nguồn gốc từ Cán bộ hoạt động bảo vệ (POC), một lực lượng bảo vệ cấu hình thấp ra đời từ năm 1991. POC hình thành trong bối cảnh vụ mưu sát đại tá Mỹ, Nick Rowe vào năm 1989 ở Philippines. Vụ phục kích nhắm vào đại tá Nick Rowe là điềm báo về môi trường an ninh đang thay đổi vào cuối Chiến tranh Lạnh, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm thiểu những mối đe dọa mới mà các sĩ quan mật của CIA đang phải đối mặt.

Cuối thập niên 1990, POC được tái đổi tên thành Nhân lực phản ứng toàn cầu (GRS). GRS hỗ trợ cho các đặc vụ CIA trên toàn cầu theo chỉ đạo của Giám đốc Cục Tình báo trung ương. GRS trực thuộc Tổng cục hỗ trợ mà cụ thể là Văn phòng An ninh. Tổng cục Hỗ trợ là xương sống nhiệm vụ của CIA. Họ chịu trách nhiệm cho những chức năng hỗ trợ then chốt bao gồm an ninh, chuỗi cung ứng, cơ sở, các dịch vụ tài chính và y tế, các hệ thống thương mại, nhân sự cũng như khâu hậu cần cho các nhiệm vụ trên toàn thế giới.

Nhìn chung có 2 tuyến sự nghiệp an ninh chính của GRS , chủ yếu bao gồm một bộ phận mặc đồng phục, Cục bảo vệ an ninh (SPS) và “lõi sĩ quan” hay tên gọi khác là Theo dõi cán bộ an ninh đa ngành. SPS là những sĩ quan cảnh sát được đào tạo thi hành pháp luật Liên bang Mỹ với quyền bắt giữ ai đó nhằm bảo vệ nhân viên, cơ sở và cũng như thông tin của CIA thông qua thi hành luật liên bang và các quy định của CIA - hầu như chỉ có trong nước Mỹ. Các sĩ quan an ninh đa ngành sẽ học về an ninh thương mại thông qua một hệ thống đào tạo và những nhiệm vụ phát triển giúp họ tiếp xúc với nhiều nguyên tắc an ninh, bao gồm an niuh nhân sự (điều tra lý lịch, xét xử an ninh), an ninh vật lý và kỹ thuật (chẳng hạn đánh giá sự rủi ro của các cơ sở), an ninh mạng, bảo vệ an ninh (như bảo vệ các giám đốc và yếu nhân). Trong lĩnh vực an ninh bảo vệ, nhân viên bảo vệ giám đốc từng chịu trách nhiệm cho công tác bảo vệ giám đốc CIA và phó giám đốc CIA.

Nhân viên bảo vệ giám đốc (DPS) cũng như việc quản lý GRS đều thuộc phạm vi quản lý của Cán bộ an ninh đa ngành tại Văn phòng an ninh nằm ngay trong Tổng cục Hỗ trợ với toàn bộ ban giám đốc thuộc thẩm quyền của Giám đốc CIA. Năm 2012, báo The Washington Post đưa tin cho khoảng 125 đặc vụ GRS hoạt động trên toàn cầu tại bất kỳ thời điểm nào. Tuy vậy, con số này đã tăng lên trong thập kỷ qua, phản ánh mức độ mối hiểm họa gia tăng trên toàn cầu.  Các điệp viên GRS là sự kết hợp của nhân viên CIA làm việc toàn thời gian và các nhà thầu làm bán thời gian. Kể từ năm 1991, GRS đã trở thành thành phần tích hợp an ninh của CIA. Giờ đây các điệp viên đặc biệt GRS cũng được tham gia đào tạo tại một nơi gọi là “Trang trại” (Farm).

GRS - đơn vị bán quân sự của CIA -0
Đại bàng và Mũi tên xuất hiện thường xuyên trên các huy hiệu của GRS và Cán bộ hoạt động bảo vệ (POC) của CIA. Ảnh nguồn: Amazon.

Tuyển dụng và đào tạo khắt khe

Là lực lượng an ninh cấp tinh nhuệ, Nhân lực phản ứng toàn cầu (GRS) phải có khả năng đảm bảo độ an toàn cho nhân viên CIA trong các dạng môi trường đặc biệt nguy hiểm và nhạy cảm cao. CIA đã tuyển dụng các điệp viên GRS từ khối quân sự Mỹ: các cựu nhân viên đặc nhiệm. Trong vòng 3 thập kỷ qua, CIA đã ký hợp đồng với hàng trăm cựu thành viên của các lực lượng đặc nhiệm Mỹ, từ Hải quân SEALs đến Lực lượng Delta. Những cựu binh này là sự kết hợp hài hòa giữa lính tráng tinh nhuệ và kinh nghiệm hoạt động mật, công tác kín đáo sát cánh cùng CIA.

Trước thời điểm 2012, tờ Washington Post từng viết rằng những vị trí mà GRS hoạt động thường rất hấp dẫn và sinh lời cao, thu hút các cựu đặc nhiệm, vì thế mà thời gian tuyển dụng chỉ mất chừng một tháng là xong. Tuy vậy, trong thập niên 2020, những người hy vọng có chân trong GRS đã phải gửi thư xin việc thông qua phần nghề nghiệp trên trang web của CIA.

Mô tả công việc được đăng trên trang web của CIA rất mơ hồ. Cơ quan này cung cấp một số tình tiết rất giới hạn. Tuy nhiên, mô tả công việc của CIA cũng hé lộ được những yêu cầu mà ứng viên bắt buộc phải có. Dù trải qua thời kỳ đỉnh cao về rèn luyện thể chất trong các lực lượng đặc nhiệm thì ứng viên nộp đơn vào GRS vẫn được yêu cầu phải có thể lực sung mãn nhất. Về yêu cầu đầu vào thì các ứng viên muốn đứng trong hàng ngũ của GRS buộc phải có bằng tốt nghiêp trung học; có kinh nghiệm thi hành pháp luật, tình báo, hoặc quân sự mở rộng; tốt nhất là đã từng làm việc trong các đơn vị tác chiến đặc biệt của quân đội như JSOC, SEAL, SF, PJ, MARSOC, Force Recon, Ranger Regiment; có tối thiểu 6 năm kinh nghiệm tổng hợp; kỹ năng giao tiếp bằng lời nói và văn bản xuất sắc; khả năng tương tác chuyên nghiệp với tất cả các cấp quản lý của CIA, các cơ quan của Bộ Quốc phòng và những cơ quan liên bang khác.

Chưa hết, các ứng viên luôn phải sẵn sàng phục vụ trong những môi trường nguy hiểm và khắc khổ. Ngoài ra, các ứng viên GRS còn phải thể hiện những tiêu chuẩn ưu tú mà họ đã có, gồm: có kinh nghiệm tác chiến ở vùng chiến sự, ưu tiên các vị trí lãnh đạo; từng được đào tạo chính thức và có các kỹ thuật tác chiến đặc biệt nâng cao (ASOT) hoặc tương đương thi hành luật pháp; có nền tảng kiến thức vững chắc về mọi mặt chiến thuật và hoạt động bảo vệ; từng kinh qua các vị trí quản lý và lãnh đạo; có kinh nghiệm viết báo cáo; có kinh nghiệm y tế sâu rộng; sử dụng thành thạo phần mềm Microsoft Office (Excel, Word, PowerPoint...). Lại nói tới trang thiết bị. Đối với một lực lượng hoạt động mật, đồ bảo hộ và vũ khí hạng nặng đôi khi phải trả giá nếu bị đối phương phát hiện ra. Trước bất kỳ nhiệm vụ hộ tống nào, nhân viên GRS phải cân bằng mối họa tiềm năng đối với người được bảo vệ chống lại mối đe dọa tiềm tàng bị phát hiện.

Các loại súng và thiết bị tối ưu luôn thu hút nhiều sự chú ý hơn. Vì lẽ đó mà nhân viên GRS đã dùng hàng loạt quần áo dân sự, vũ khí cỡ nhỏ và xe bọc thép. Nhân viên GRS lệ thuộc vào nguồn cung các loại vũ khí và trang thiết bị đạt chuẩn Mỹ, cũng như trong một số dịp hiếm hoi còn dùng vũ khí bản địa để trà trộn vào địa phương. Có một danh mục các loại vũ khí cỡ nhỏ được nhân viên GRS sử dụng như súng cầm tay M4A1; các loại súng phóng lựu M203, M320 và M79; súng trường tấn công HK 416; súng tiểu liên Mk18; súng trường M14; vũ khí tự động biệt đội M249; súng trường chuyên dụng MK12; 2 loại súng máy Mk 46 và Mk 48; các loại súng AK-47 và AK-74; súng lục Glock 17.

GRS - đơn vị bán quân sự của CIA -0
Một sĩ quan GRS chụp tại một địa điểm không xác định ở Trung Đông thời điểm năm 1999/2000. Ảnh nguồn: Amazon.

Những hoạt động nổi tiếng

Đầu tiên phải kể đến là hoạt động mật của CIA ở Libya năm 2012. Vào năm này, Libya được xem là một trong những nơi nguy hiểm nhất hành tinh. Sau cái chết của nhà lãnh đạo cách mạng Libya, Đại tá Muammar Gaddafi, quốc gia Bắc Phi rơi vào tình trạng vô pháp và nội chiến đẫm máu. Tình trạng xào xáo đã khiến nhiều nước phải sơ tán công dân đến các đại sứ quán của họ và đưa nhân viên ngoại giao ra khỏi Libya. Về phía Mỹ, họ tin rằng việc duy trì sự hiện diện ở Libya là vì lợi ích của họ, bất chấp rủi ro tới tính mạng nhân viên ngoại giao của mình. Và Mỹ đã thiết lập Tổ hợp phái bộ đặc biệt Benghazi ở Libya.

Tại Benghazi (thành trì chống Gaddafi), Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện ngoại giao thông qua Tổ hợp phái bộ đặc biệt. Phức hợp này là nơi tiếp đón Đặc phái viên Mỹ, Chris Steven. Sự hiện diện công khai của ông Chris ở Benghazi được xem là “dấu hiệu quan trọng về sự hỗ trợ của Mỹ” đối với Hội đồng quốc gia chuyển tiếp (TNC).

Ông Chris Stevens trước đây hoạt động trong một khách sạn địa phương. Tuy vậy sau vụ đánh bom xe, đặc phái viên Mỹ này đã dọn tới khu phức hợp an toàn hơn, nơi được bảo vệ bởi một nhóm nhân viên của Nha an ninh ngoại giao (DS). Khu phức hợp phái viên đặc biệt Benghazi thật tình cờ cũng nằm cách căn cứ mật của CIA - một nơi gọi là “Annex” - không đầy 1 dặm. Tại Annex, CIA đã triển khai một tốp GRS gồm 6 nhà thầu cùng một trưởng nhóm nhân viên. Những người này chịu trách nhiệm bảo vệ các nhân viên CIA và tăng cường bổ sung an ninh cho tòa nhà phụ của CIA.

Ngoài ra vụ vây hãm tòa nhà nơi ẩn trú của trùm Al-Qaeda cũng có bàn tay của GRS. Vào ngày 11/9/2012, kỷ niệm 11 năm sau ngày xảy ra sự kiện 11/9, Ansar al-Sharia (ASL) đã phát động một cuộc tấn công gây bất ngờ vào Phức hợp phái bộ đặc biệt Benghazi. Nhóm al-Qaeda đông hơn về quân số so với nhóm an ninh ngoại giao quy mô nhỏ đóng trong tòa nhà. Trong lần chạm trán đó, 2 sĩ quan trợ lý an ninh khu vực (ARSOs) đã chuyển ngài đặc phái viên Chris  Stevens đến nơi an toàn. Các chiến binh ASL phun dầu diesel vào khu phức hợp, biến nó thành bó đuốc khổng lồ. Nhóm GRS tại Annex đã biết về vụ tấn công chỉ trong vòng 30 phút. Mặc dù không chịu trách nhiệm chính cho khu phức hợp ngoại giao Mỹ nhưng nhóm GRS đã nhanh chóng thực hiện nhiệm vụ giải cứu. Nhóm GRS tức tốc tiến về khu phức hợp và liên kết với đội an ninh ngoại giao còn lại để bảo vệ ông Chris Stevens.

Trong lúc giao tranh dữ dội, ARSOs đã mất dấu ngài đặc phái viên trong ngôi nhà an toàn đầy khói. Tất cả các thành viên còn sống của phái bộ lãnh sự quán Mỹ đã được GRS đua đến Annex. Xác của ông Chris Stevens và một sĩ quan tên là Smith đã được tìm thấy trong một bệnh viện ở Benghazi. Các thành viên của nhóm GRS đã trốn thoát thành công khỏi khu phức hợp, tuy nhiên cuộc rút lui đã hé lộ vị trí tọa lạc của Annex. Vào lúc nửa đêm, Annex bị các lực lượng địa phương tấn công dữ dội. 6 nhân viên GRS (là một phần của lực lượng) đã phòng thủ Annex cho đến 5 giờ sáng ngày hôm sau dưới hỏa lực súng máy và súng cối dữ dội. CIA đã hạ lệnh sơ tán toàn bộ 32 người Mỹ có mặt tại căn cứ này khi đó.

Sáng ngày 12/9/2012, nhóm GRS được tăng viện từ một nhóm GRS ở Tripoli do điệp viên Glen “Bub” Doherty tổ chức. Khi cuộc giao tranh tạm lắng, Doherty tìm thấy người đồng đội Tyrone Woods bị trọng thương trên mái tòa nhà Annex, có lẽ bị trúng đạn súng cối. Sau đó bản thân Doherty cũng bị trúng đạn cối.

Phan Bình (Tổng hợp)
.
.