Hoạt động tình báo tín hiệu Mỹ ở Nhật Bản từ 1945-2015

Chủ Nhật, 27/02/2022, 10:25

Mỹ đã duy trì các hoạt động tình báo tín hiệu (SIGINT) tại 100 địa điểm ở Nhật Bản (nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới) trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh. Chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật Bản là Bên thứ 3 tham gia vào Hiệp định UKUSA, trong đó Mỹ và Nhật cùng trao đổi những tư liệu đánh chặn bao gồm các ổ trục HF/VHF DF, nhưng không bao gồm tài liệu mật mã cấp cao hơn.

Tác giả bài viết là Desmond Ball, giáo sư danh dự tại Đại học quốc gia Australia (ANU); và đồng tác giả Richard Tanter, phó nghiên cứu cấp cao tại Viện Nautilus, ông cũng là giáo sư danh dự tại Trường khoa học xã hội và chính trị (Đại học Melbourne) cho biết.

Các địa điểm Sigint tuyệt mật của Mỹ ở Nhật Bản

Căn cứ hải quân Yokosuka, nơi đã khánh thành trạm Sigint đầu tiên của hải quân Mỹ vào tháng 4-1946, giờ đây trạm này là Trung tâm chỉ huy các hoạt động thông tin hải quân (NIOC), cung cấp hỗ trợ Sigint, và chiến tranh mạng cho Bộ Tư lệnh hạm đội 7 ở Yokosuka.

Trạm Sigint tại Misawa (được thành lập bởi Không lực Mỹ vào tháng 3-1951), vào thập niên 1990 đã trở thành một trong những trạm Sigint lớn nhất thế giới, nơi lắp đặt Mảng Ăng-ten hình tròn AN/FLR-9 (CDAA), một trường đánh chặn thông tin liên lạc vệ tinh khổng lồ (SATCOM), cùng Trung tâm điều hành mật mã Misawa (MCOC), dù gần đây AN/FLR-9 đã bị tháo gỡ.

Bên cạnh đó, căn cứ không quân Yokota, từng là căn cứ chính cho các hoạt động Sigint của Mỹ ở Viễn Đông, giờ đây là văn phòng của Đại diện đặc biệt Bộ Quốc phòng  (DSRJ), và đại diện cấp cao của Cơ quan an ninh quốc gia (NSA) ở Nhật Bản, cũng đồng thời là một trung tâm trinh sát và tác chiến mạng khá lớn.

1.jpg -0
Mảng ăng-ten hình tròn AN/FLR-9 (CDAA), một trường đánh chặn thông tin liên lạc vệ tinh khổng lồ (SATCOM) đặt ở Misawa (Nhật Bản).  Ảnh nguồn: Wikimedia Commons.

Căn cứ không quân Kadena (Okinawa) giờ đây là căn cứ chính ở Nhật Bản cho việc điều động máy bay RC-135 của Không lực Mỹ và EP-3E Sigint của Hải quân Mỹ hoạt động ở Tây Thái Bình Dương. Mỹ duy trì các hoạt động Sigint tại khoảng 100 địa điểm ở Nhật Bản trong các khoảng thời gian khác nhau từ năm 1945 đến giữa thập niên 1990. Có nhiều địa điểm Sigint Mỹ ở Tây Âu hơn bất kỳ nhà hát Đông Á/ Tây Thái Bình Dương trong khoảng nửa thế kỷ qua, nhưng cho đến nay Nhật Bản mới là nước có nhiều hoạt động Sigint nhất. Cho đến trước năm 1972, đảo Okinawa vẫn thuộc quyền quản lý hành chính của quân đội Mỹ.

Hoạt động Sigint Mỹ ở Nhật Bản đã thay đổi to lớn trong 7 thập niên qua do những thay đổi trong quan hệ chính trị Mỹ - Nhật, cũng như nhu cầu của Mỹ tham gia vào chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, phát triển công nghệ, cùng những thay đổi ngay trong cộng đồng tình báo Mỹ.

Sự khởi đầu của tình báo điện tử

Việc cắt giảm ngân sách quốc phòng dưới thời Tổng thống Eisenhower (1957-1958) đã dẫn đến việc dịch chuyển tổng hành dinh Cơ quan an ninh quân đội ASAPAC từ Trại Oji (Tokyo) đến Hawaii, ngừng hoạt động trạm Sigint của cơ quan này ở Fukakusa (gần Kyoto). Tới tháng 2-2014, do các chính sách thắt lưng buộc bụng nên Lầu Năm Góc đã ra thông báo ngừng toàn bộ các đơn vị Sigint ở Misawa.

Những phát triển công nghệ trong xuyên suốt 7 thập niên đã tạo ra những kỳ tích giá trị gồm cả phương thức liên lạc cùng những kỹ thuật đánh chặn chúng. Nhìn chung chúng liên quan đến phổ tần số vô tuyến (RF) đến độ dài sóng ngày càng ngắn hơn nhưng độ rộng băng tần ngày càng rộng hơn.

2.jpg -0
Trạm RDF bên trong tòa nhà hoạt động của mảng ăng-ten AN-FLR-9. Ảnh nguồn: Irp.fas.org.

Phương tiện liên lạc đã tăng phổ từ Tần số cao (HF, dao động từ 3 đến 30 MHz)  bằng cách dùng cả Mã Morse và giọng thoại, cho đến Tần số rất cao (VHF, từ 30 đến 300 MHz), dùng để liên lạc trong khoảng cách ngắn, cũng như phổ biến trong các hệ thống phòng không và radar, liên lạc vệ tinh, chủ yếu hoạt động ở băng tần Tần số cực cao (UHF, từ 300 MHz đến 3 GHz) và Tần số siêu cao (SHF, từ 3 đến 30 GHz) với internet.

Nên biết rằng tất cả các trạm Sigint Mỹ thành lập ở Nhật ngay sau Thế chiến II đều liên quan đến đánh chặn vô tuyến HF bằng cách dùng một các hệ thống ăng-ten khổng lồ để thu giữ tín hiệu HF như các mảng hình thoi lớn được lắp đặt ở các trạm Kami Seya và Torii, và đến đầu thập niên 1960 là CDAAs ở Trại Hanza và Misawa.

Nhóm an ninh không lực Mỹ (USAFSS) đã thiết lập các hệ thống can thiệp VHF tại trạm Wakkanai vào năm 1952. Hải quân Mỹ cũng duy trì một trạm thu thập ELINT ở Sakata, đối diện biển Nhật Bản từ năm 1956 đến năm 1962. Do những hạn chế tầm nhìn mà liên lạc VHF và ELINT được thu thập tốt nhất bằng những hệ thống trên không với những máy bay được trang bị Sigint hoạt động từ các căn cứ như Yokota, Misawa, Atsugi và Kadena (đầu thập niên 1950 đến ngày nay).

Hồi đầu thập niên 1960, trạm Wakkanai được trang bị hệ thống Trackmaster nhằm giám sát từ xa ESV (phương tiện vệ tinh trái đất) và liên lạc thoại từ các chuyến bay không gian có người lái của Liên Xô. Mặt khác, hệ thống đánh chặn Ladylove (SATCOM) tại Misawa đã được thiết lập từ năm 1980 nhằm theo dõi 2 vệ tinh Raduga và Gorizont (các vệ tinh không đồng bộ địa lý) cũng như Molniyas dùng cho cả liên lạc quân sự và dân sự. Đầu thập niên 1990, với việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh, trọng tâm của hoạt động Ladylove đã chuyển sang các vệ tinh liên lạc quốc tế chủ yếu là điện thoại dân sự, fax và lưu lượng e-mail.

4.jpg -0
Máy bay EP-3E thu thập Sigint đã hạ cánh khẩn cấp trên đảo Hải Nam (Trung Quốc) vào ngày 1 tháng 4 năm 2001, khiến các kỹ sư Trung Quốc thu thập nhiều tình tiết quý giá. Ảnh nguồn: CBS News .

Bước phát triển vượt bậc trong đánh chặn thông tin

Kết thúc Chiến tranh Lạnh thì trinh sát mạng và những hệ thống mạng máy tính trở thành ưu tiên cao nhất. NSA tập trung toàn lực vào việc đánh chặn “thông tin đang chuyển động” khi sóng điện từ truyền qua ete, cũng như thu thập và xử lý thông tin ở trạng thái “nghỉ”, lưu trữ trên các cơ sở dữ liệu máy tính, ổ đĩa và đĩa cứng. 

Yếu tố tình báo liên lạc (Comint) của Hải quân Mỹ được gọi chung là Hoạt động bổ sung liên lạc (OP-20-2) ra mắt vào ngày 10-7-1946. Cơ quan an ninh các lực lượng vũ trang (AFSA) được thành lập theo chỉ thị của Bộ trưởng Quốc phòng vào ngày 20 tháng 5 năm 1949 nhằm điều phối với các hoạt động Sigint.

Trong số Các cơ quan mật mã dịch vụ (SCAs) thì Nhóm an ninh không lực Mỹ (USAFSS) đã nhanh chóng trở thành tổ chức lớn nhất. Nó đổi tên thành Bộ Tư lệnh An ninh điện tử (ESC) vào ngày 1-8-1979, Bộ Tư lệnh Tình báo Không lực vào ngày 1-10-1991, Cơ quan tình báo hàng không (AIA) vào ngày 1-10-1993...

Đến năm 1977, Cơ quan an ninh quân đội (ASA) được tái tổ chức thành Bộ Tư lệnh An ninh và tình báo quân đội (INSCOM). Các đơn vị Sigint Mỹ ở Nhật Bản đã thực hiện vô số nhiệm vụ từ cấp quốc gia đến cấp chiến lược, từ cấp hoạt động đến cấp chiến thuật, trong các khu vực xung đột đôi khi bên ngoài lãnh thổ Nhật. Ở tầm quốc gia, các trạm Sigint ở Wakkanai và Chitose dùng để đánh chặn đo từ xa của những chuyến bay thử nghiệm tên lửa liên lục địa (ICMB) Liên Xô ở Thái Bình Dương, cũng như phát thải đo từ xa của vệ tinh Liên Xô.

3.jpg -0
Dữ liệu lệnh chiến đấu điện tử (EOB) liên quan đến hệ thống phòng không của đối phương, rất cần thiết cho việc thâm nhập đường bay của oanh tạc cơ.  Ảnh nguồn: Smsh.sa.

Hoạt động Sigint Mỹ ở Nhật Bản đã hỗ trợ cho việc lập kế hoạch chiến tranh hạt nhân Mỹ. Dữ liệu lệnh chiến đấu điện tử (EOB) chính xác và cập nhật liên tục liên quan đến hệ thống phòng không của đối phương, đã được thu thập bởi các hoạt động ELINT, rất cần thiết cho việc thâm nhập đường bay của oanh tạc cơ. Trong chiến tranh Triều Tiên, tất cả các hoạt động Sigint của Mỹ ở Nhật đều tập trung ở căn cứ không quân Johnson ở Ashiya, Hakata và Fushimi Momoyama (Kyoto), mỗi đơn vị này lại triển khai lực lượng dự phòng tới Hàn Quốc.

Các đơn vị Sigint ở Kami Seya và Atsugi cũng đóng vai trò hỗ trợ trực tiếp cho các lực lượng liên quân Mỹ trong chiến dịch “Lá chắn”  và “Bão táp sa mạc” ở Kuwait và Iraq (1990-1991). Kể từ tháng 9-2011, mọi hoạt động Sigint Mỹ liên quan đến cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu đều tập trung quanh 2 cơ sở trinh sát mạng đặt ở Misawa và Yokota. Những đơn vị an ninh liên lạc đầu tiên (COMSEC) đã được thiết lập tại Nagoya và Naha, Nhật Bản vào năm 1946.

Trong chiến tranh Việt Nam, các trung tâm Comsec do Hải quân Mỹ điều hành ở Kami Seya (COMSEC 702) và Trại Hanza (COMSEC 704). Gần đây hơn khi các lực lượng Mỹ chuyển sang dùng internet cho các liên lạc riêng (bao gồm Hệ thống truyền giọng nói qua giao thức mạng bảo mật (VoSIP) dành cho liên lạc thoại), NSA và SCAs đã thành lập các trung tâm chính ở Nhật nhằm đảm bảo an ninh mạng chống lại xâm nhập thù địch.

Nguyễn Thanh Hải (Tổng hợp)
.
.