Karel Zbytek – Anh hùng hay kẻ phản bội?
Trước và trong thời Thế chiến II, cũng như thời hậu chiến và chiến tranh lạnh, đất Tiệp Khắc có số lượng khá lớn những điệp viên tài ba.
Đó là Frantisek Moravec, người đã sáng lập nên một trong những mạng lưới gián điệp thành công nhất Tiệp Khắc trong suốt những năm tháng giữa chiến tranh và sau đó đem tài năng của mình sống lưu vong ở trời Anh; Hoặc Otto Katz (còn có tên gọi khác là André Simon), người đã làm việc cho Liên Xô từ trước, trong và sau Thế chiến II, sau bị tòa kết án tử hình vì tội phản bội trong một phiên xử hồi thập niên 1950.
Hay sau đó còn có thể kể đến cựu điệp viên StB, Josef Frolík, người đã trốn sang Mỹ và tiết lộ các hoạt động gián điệp của nước mình. Và Karel Kocher, người cũng đào tẩu sang Mỹ nhưng trường hợp này là làm việc cho Cục tình báo trung ương (CIA) trong thập niên 1970 nhưng lại truyền những bí mật của người Mỹ về cho Tiệp Khắc.
“Kẻ phản bội vĩ đại nhất”
Cái tên Karel Zbytek dường như không có trong danh sách những điệp viên hàng đầu của Séc trong thế kỷ 20. Ông được mô tả là kẻ phản bội lớn nhất trong thế kỷ này, và một cuốn sách mới được công bố bởi cựu quan chức tình báo quân sự Olin Jurman đã vén bức màn bí ẩn xoay quanh ít nhất một phần cuộc đời của Karel Zbytek để hiểu vì sao điệp viên này lại có cái danh hiệu đó. Không may là cuốn sách có tựa đề “Điệp viên kép - những hành lang bí mật của hoạt động gián điệp” gồm có 2 phần với phần đầu tiên đã bị cắt một thời rất ngắn sau khi Karel Zbytek chạy sang Anh vào năm 1948. Phần thứ hai dự kiến xuất bản vào đầu năm sau.
Ông Martin Fiser đã giúp biên tập cuốn sách mới nhất của tác giả Olin Jurman và điền vào đó thêm một số tình tiết, chẳng hạn như “Thực tình thì anh ta (Zybtek) là một điệp viên kép: làm việc cho cả cơ quan tình báo Séc và cả Anh. Cuốn sách đầu tiên kết thúc với việc anh ta đến Anh và giả sử những ngày hoặc tuần đầu tiên anh ta ngụ ở đó. Tuy nhiên cuốn sách thứ hai chủ yếu đề cập đến vấn đề điệp viên kép, với cái chết và định mệnh của anh ta và gia đình mình, hay những thứ đại loại. Vì vậy mà theo quan điểm của tôi, phần thứ hai sẽ còn thú vị hơn phần đầu tiên”.
Tuyên bố về Karel Zbytek đã được trình bày chi tiết một phần ở nơi khác. Như tác giả Olin Jurman đã viết: “Ông ta (Karel Zbytek) đến Anh vào năm 1948 và trong năm đó đã thành lập nên một tổ chức ở Séc nhằm mục đích do thám Tiệp Khắc với tên gọi là CIO (Văn phòng tình báo Tiệp Khắc). Thời điểm đó, CIO là tổ chức gián điệp hiệu quả nhất Châu Âu, thậm chí còn tốt hơn các đối tác Anh, Mỹ, và những nước khác. Họ làm việc cho Cục tình báo Anh (MI.6). MI.6 thanh toán hóa đơn và họ làm việc vì điều đó. Karel Zbytek làm việc cho CIO với vai trò là một trong những quan chức hàng đầu cho đến khi tổ chức này bị giải thể. Đó là trong cuốn sách thứ 2. Karel Zbytek cung cấp thông tin về CIO cho chính quyền Tiệp Khắc - vì điều này mà giải thích vì sao ông ta bị mô tả là “kẻ phản bội vĩ đại nhất”. Giới sử gia đã xâu chuỗi câu chuyện cùng với nhau trước cuốn sách mới nhất. Vào năm 1956, Karel Zbytek đưa ra đề nghị làm việc cho chính quyền Tiệp Khắc sau khi ông tiếp cận các sĩ quan tình báo quân sự của họ ở London.
Nhằm nâng cao uy tín của mình, Karel Zbytek đã mật báo về một quản lý hàng đầu của công ty bảo hiểm nhà nước ở quê nhà của mình, đó là Josef Potoček, người đứng sau mạng lưới gián điệp do Anh tổ chức ở Tiệp Khắc do CIO điều hành. CIO có văn phòng tại khoảng 9 thành phố ở Châu Âu cũng như các cơ sở đặt ở Washington và Beirut. Ước độ 100 điệp viên làm việc tại những văn phòng này, khoảng phân nửa trong số họ có gốc gác Séc hoặc Tiệp Khắc. Những văn phòng này được giao nhiệm vụ bắt liên lạc với những người Tiệp Khắc đến thăm phương Tây, thu thập thông tin chi tiết liên quan đến các diễn biến chính trị và kinh tế, cũng như cố gắng tìm hiểu xem liệu những mối quan hệ này có thể biến thành người chỉ điểm, hoặc có thể giúp các bậc thầy gián điệp liên lạc với những nguồn khác ở Tiệp Khắc hay không. Làm việc theo cách này, tình báo và mạng lưới nhanh chóng phát triển, cuối cùng đạt con số 50 điệp viên tại thời điểm đó.
Xét lại một con người
Nhờ thông tin được Karel Zbytek cung cấp từ năm 1956 mà mạng gián điệp Tiệp Khắc dần dần bị vạch trần và co cụm lại. Tháng 7/1956, Josef Potoček bị bắt giữ cùng với các phụ tá thân cận của mình. Cuối cùng ông bị xét xử và nhận án tử cùng với một trong các phụ tá thân tín trong mạng lưới. Mức án tù 15 năm cũng được đưa ra với những điệp viên bị bắt. Trong số các thông tin của Karel Zbytek (bí danh Ánh sáng - Light) được cho là đã bị rò rỉ là người Anh đã có được thông tin chi tiết về thiết kế của loại xe tăng mới nhất của Liên Xô: T-55. Họ cũng được mật báo về các động thái của Tiệp Khắc trong việc phát triển vũ khí hạt nhân với sự trợ giúp của Liên Xô, cùng sự giúp đỡ quân sự của Tiệp Khắc cho Ai Cập và nhà lãnh đạo của họ là Gamal Nasser. Tác giả Olin Jurman viết: “Theo một số sử gia tại Văn phòng tình báo quân sự (MIO) thì Zbytek là kẻ phản bội lớn nhất mà đất nước chúng ta tạo ra, vì nước Anh mà ông ta đã phản bội CIO trong lúc hoạt động ở đây”.
Ông Olin Jurman viết tiếp: “Mặc dù ông Martin Fiser tin rằng cái mác “kẻ phản bội lớn nhất” mang hơi hướm đen trắng nhằm mô tả cá tính phức tạp của Karel Zbytek, như ông đã phát biểu: “Tôi muốn nói thẳng việc đó. Quý vị có lẽ cũng biết rằng một câu chuyện sẽ có nhiều mặt. Tôi nghĩ rằng câu chuyện của Karel Zbytek là rất phức tạp. Tôi cho rằng độc giả sẽ đọc nó và tự tìm hiểu. Bạn biết đấy, chúng ta là ai mà phán xét bất cứ ai. Mọi người có quyền đọc chuyện đời của Zbytek và nếu họ muốn đánh giá ông ấy thì tự họ làm đi”. Ông Olin Jurman viết: “Tất cả những điều này chỉ là những mảnh ghép trong toàn bộ câu chuyện. Tôi muốn nói rằng quyết định cuối cùng như cuốn sách thứ hai đã đề cập đến, đó là Zbytek muốn quay lại quê nhà, muốn hồi hương, hoặc làm gì đó trên đất mẹ”.
Các nhà sử học chỉ ra sự vỡ mộng rõ ràng của Karel Zbytek với nước Anh thời hậu chiến, và rằng sự đoàn kết và tinh thần tập thể mà ông đã chứng kiến trong những năm tháng của Thế chiến II đã tan biến với một xã hội ích kỷ, có ý thức giai cấp và đầy khuyết điểm đang nổi lên thay thế nó. Mặc dù vậy, người Anh cũng rõ ràng mất thời gian để cố gắng đoàn tụ Karel Zbytek với vợ và đứa con nhỏ của họ bằng cách mang họ từ Tiệp Khắc sang Anh. Tác giả Olin Jurman viết: “Vợ ông ấy đã ở lại Tiệp Khắc. Chỉ đến khi Karel Zbytek có được vị trí cao trong CIO thì khi đó MI.6 mới có thể đưa người vợ đến Anh cùng với người con 4 tuổi của họ”. Tác giả cho biết cuốn sách đầu tiên đề cập đến Karel Zbytek đã giúp độc giả hiểu hơn quá khứ gián điệp của ông là sớm hơn hàng thập kỷ so với những gì người ta đã tưởng tượng trước đây. Ông Olin Jurman nhấn mạnh: “Mặc dù đã nhiều năm sau khi qua đời, không ai biết Karel Zbytek là điệp viên cho đến gần đây”.
Tác giả Olin Jurman giải thích: “Zbytek là một điệp viên trong thời kỳ Cộng hòa Tiệp Khắc đầu tiên và không một ai biết về điều đó. Ông đã làm việc cho cục tình báo Anh, từng kinh qua các trường đào tạo điệp viên Anh trước Thế chiến II. Ngay tức khắc sau Thế chiến I, Zbytek đã ở Pháp. Trong Thế chiến II, ông ở trong quân đội của chúng tôi trên đất Anh, và làm việc cho bộ phận tình báo của Tướng Frantisek Moravec (1895-1966, sĩ quan tình báo của quân đội Tiệp Khắc trước và trong Thế chiến II. Ông này chuyển sang Mỹ sau khi hết chiến tranh). Sau Thế chiến II, Zbytek truy lùng tội phạm chiến tranh của Đức Quốc xã. Tiếp đó là cuộc đảo chính diễn ra năm 1948, Zbytek có 2 lựa chọn: nếu ở lại, ông sẽ bị cầm tù; hoặc bỏ trốn”. Về việc cho rằng động lực chính khiến Karel Zbytek chuyển sang theo chủ nghĩa cộng sản mà một số người cho rằng đó là vì tiền và những phần thưởng tương đối hào phóng mà ông đã nhận được khi trao tin tình báo có giá trị (cục tình báo Tiệp Khắc thời đó tương đối eo hẹp trong việc trả thưởng).
Tác giả Olin Jurman phân tích: “Tiền bạc không phải là vấn đề với Karel Zbytek. Trong suốt Thế chiến II, ông ấy vẫn có đủ tiền, và một trong những người bạn thân của ông ấy là chủ ngân hàng dưới thời Tổng thống Edvard Benes. Đó hoàn toàn không phải vì tiền hay sự phản bội theo đúng nghĩa của từ này”. Mặc dầu vậy, vào đầu năm 1958, Zbytek đã bán ngôi nhà ở London và mua một khoản trợ cấp ở bờ biển Kent, tại một khu vực yêu thích của thành phố duyên hải Folkestone. Ông Olin Jurman chỉ ra rằng bất chấp sự sụp đổ của mạng lưới gián điệp, người Anh chưa khi nào chỉ tay về phía Karel Zbytek quy trách nhiệm. Ông Jurman giải thích: “Người Anh khó mà đoán được rằng ai sẽ phản bội họ. Họ cũng chưa từng có chút hoài nghi nào về người phản bội họ chỉ bởi đơn giản rằng anh ta là người có năng lực và xuất sắc với những gì đã làm. Nhiều năm sau khi Zbytek qua đời, năm 1970 khi một số điệp viên Tiệp Khắc bỏ trốn sau sự kiện Mùa xuân Praha sang Mỹ, một số người trong số họ đã khẳng định chính Karel Zbytek là kẻ phản bội bởi nếu không không ai biết họ làm gián điệp”.
Karel Zbytek qua đời năm 1962 tại nơi nghỉ dưỡng trên bờ biển nước Anh.