Lise Rischard - nữ điệp viên tài ba của Luxembourg

Thứ Hai, 26/02/2024, 11:21

Một bà nội trợ đã trở thành gián điệp cho người Anh khi trực tiếp điều hành một mạng lưới tình báo từ Boulevard Royal (một tờ báo địa phương chuyên đăng những dòng thông điệp được mã hóa), một người Bỉ kỳ lạ đã được đưa vào lãnh thổ Đại Công quốc bị chiếm đóng bằng khinh khí cầu.

Đây không phải là thứ gì đó hư cấu mà thực tế là một câu chuyện hấp dẫn về Chiến dịch Luxembourg. Thực hư của hoạt động tình báo này là thế nào?

Mạng lưới giám sát tàu hoả

Paris, năm 1917. Đại úy George Bruce (trưởng văn phòng cấp phép đặt tại số 41 đường St Roch) cũng bí mật tham gia hoạt động gián điệp, chính thực ra thì đó là một kế hoạch táo bạo: thành lập một mạng lưới chuyên theo dõi động tĩnh các tàu hỏa tại lãnh thổ Công quốc Luxembourg bị chiếm đóng. Vương quốc này là một địa điểm lý tưởng cho hoạt động như vậy khi nằm ở giữa mạng lưới hỏa xa, nhà ga trung tâm đóng vai trò là trung tâm cho quân Đức, điều hướng các tàu hỏa đến những khu vực khác nhau của Mặt trận phía Tây.

Ý tưởng xây dựng mạng lưới này trong Đại công quốc thực sự đã có từ trước nhưng bị các cấp chỉ huy của George Bruce từ chối: "Quá khó để giám sát từ xa”. Song ông Bruce hoàn toàn tin chắc vào kế hoạch của mình. Tất cả những gì ông cần là tìm người phù hợp để thực hiện. Hoàn toàn không hề hay biết, số phận đã giúp ông Bruce tiếp nhận một người phụ nữ đảm nhận trọng trách: Lệnh bà Lise Rischard từ Luxembourg.

1.jpg -0
Chân dung nữ điệp viên tài ba Lise Rischard. Ảnh nguồn: Luxtimes.

Lúc đó, Lise Rischard đang bị mắc kẹt ở Paris. Từ viên chỉ huy người Đức ở Luxembourg, bà Rischard đã nộp đơn xin giấy phép đến Thụy Sỹ với ý đồ bí mật sang Pháp để thăm con trai Marcel, người đang đối mặt với nguy cơ bị điều động ra tiền tuyến. Tuy nhiên, yêu cầu xin thị thực để quay lại Thụy Sỹ của bà Rischard đã bị chính quyền Pháp khước từ khi họ phát giác điểm đến cuối cùng của bà là Luxembourg: một chặng đường đòi hỏi phải đi qua Đức. Thông qua một người quen, Đại úy Bruce biết được tình thế khó khăn của bà Rischard và nhận thấy đó cũng là cơ hội hiếm có.

Cùng với Đại úy Lewis Campbell, ông Bruce đã tiếp cận bà Rischard nhân một cuộc họp ở Quai d'Orsay và đưa ra một đề xuất: họ sẽ hỗ trợ bà quay lại Luxembourg nếu bà đồng ý thành lập mạng lưới tình báo cho mật vụ Anh hoạt động sau phòng tuyến địch. Lúc đầu, bà Rischard kinh hãi, lưu ý rằng cho đến thời điểm  đó bà vẫn đang sống một cuộc đời yên ả với chồng mình, bác sĩ Camille Rischard tại Boulevard Royal ở kinh thành Luxembourg.

Giờ đây bà đối mặt với những người đàn ông lạ hoắc mặc quân phục, đòi hỏi bà do thám quân Đức. Mặc dù bà Rischard có vẻ không phải là sự lựa chọn hoàn hảo cho một điệp viên, tuy nhiên thực sự bà rất hoàn hảo theo nhiều cách. Không cần giả trang vì cuộc đời thực sự là vỏ bọc của bà: bà nội trợ 49 tuổi xuất thân từ một gia đình danh giá (cha bà đóng vai trò then chốt trong ngành quặng sắt của Luxembourg) kết hôn với người chồng được kính trọng chẳng kém (người cha của bác sĩ Rischard từng là Bộ trưởng Bộ Xây dựng và công trình công cộng). Tuy nhiên, bà Rischard rất cần phải được đào tạo. Lúc bắt đầu, Đại úy Bruce đã giải thích toàn bộ kế hoạch cho bà: thực hiện nhiệm vụ quay lại Luxembourg và tranh thủ sự giúp đỡ của chồng. Hoạt động cùng nhau, hai vợ chồng nhà Rischard đã thành lập mạng lưới những người quan sát tại bãi tập kết nhà ga trung tâm và dọc những tuyến liền kề.

Thông qua chồng, bà Rischard đã giám sát những người quan sát, chủ yếu thu thập thông tin tình báo về “những đơn vị được thành lập đi lại xuyên qua Luxembourg đến Mặt trận phía Tây. Nhằm đảm bảo liên lạc an toàn, mọi thông tin đều được mã hóa bằng một mật mã phức tạp do Lewis  Campbell (người mà bà Rischard muốn học hỏi) nghĩ ra. Trong lúc ông Campbell chịu trách nhiệm đưa ra mật mã, ông Bruce đã bắt đầu dạy bà Rischard làm thế nào để nhận diện đồng phục, phù hiệu, loại tàu hỏa, vũ khí… mà người Đức sử dụng. Đó thực sự là một trọng trách nặng nề, song bà Rischard tỏ ra mình là người có năng lực cao và kiên trì.

Đến mùa hè, bà không chỉ trở thành một chuyên gia về quân đội Đức mà bà còn có thể sử dụng sành sỏi những loại mật mã phức tạp cao của ông Campbell mà ngay cả những nhà phá mã của cả Văn phòng chiến tranh Anh và Cục mật mã Pháp đều không thể giải được.

2.jpg -0
Bìa cuốn sách viết về các hoạt động tình báo của điệp viên Lise Rischard. Ảnh nguồn: Luxtimes.

Tờ báo của những mật mã

Điều chưa biết rằng việc đưa điệp viên Lise Rischard quay lại Luxembourg hết sức gian nan và nó chỉ trở thành sự thật trong tháng 2/1918 khi mà cuối cùng bà đã về tới Boulevard Royal. Vào những tháng trước đó, Đại úy Bruce đã thực hiện một kế hoạch bổ sung rất quan trọng. Đó là mặc dù ban đầu có ý định để bà Rischard gửi những lá thư được mã hóa cho Paris, nhưng nhóm phá mã ở số 41 đường St Roch ngày càng tỏ ra lăn tăn rằng phương pháp này đang mất quá nhiều thì giờ và dễ bị kiểm duyệt. Ngược lại, báo chí được kiểm tra ngẫu nhiên và được chuyển đi nhanh chóng như những mặt hàng dễ bị hỏng. Nhận ra lợi thế, Đại úy Bruce đã tìm thấy ấn phẩm lý tưởng cho hoạt động tình báo ở Luxembourg: một tờ báo địa phương có tên là Der Landwirt ("Nhà nông học”) được in ấn ở Diekirch.

Tờ báo này chuyên tập trung vào việc xử lý những vấn đề và lợi ích của địa phương thông qua những bài viết được chấp bút những người quen viết: hết sức trần tục và vì thế rất phù hợp cho hoạt động gián điệp. Sau khi đảm bảo độ tin cậy của các nhà xuất bản, bà Rischard được giao nhiệm vụ thuyết phục ông Joseph Hansen (hiệu trưởng ở Diekirch) tạo ra những bài báo ngắn gọn chứa những thông điệp được mã hóa. Những thông điệp này sẽ được chuyển cho Jeanne Schmitt (chủ sở hữu của tờ báo) người sẽ đảm bảo việc đưa chúng vào ấn bản sắp tới. Tờ báo được đưa đến Cha Cambron (một linh mục Dòng Tên đã bị trục xuất khỏi Luxembourg và hiện đang sống ở Thụy Sỹ), đến lượt cha Cambron sẽ đưa ấn phẩm đến số 41 đường St Roch. Đó là một kế hoạch rất công phu.

Một tuần sau khi quay lại Luxembourg, bà Rischard viết một lá thư mã hóa gửi tới Paris, xác nhận hoạt động đang được tiến hành. Được viết vào ngày 18/2/1918, lá thư tới tay Đại úy Bruce vào ngày 27/2. Một ngày trước đó, ông Bruce đã thực sự nhận được bản sao đầu tiên của tờ Der Landwirt. Số này được xuất bản vào thứ Năm, 21/2/1918, có bài báo đầu tiên của bà Rischard. Việc truyền tải thông tin từ lãnh thổ bị chiếm đóng chỉ trong vòng 5 ngày là một câu chuyện đáng chú ý. Điệp viên Rischard dựa vào Der Landwirt trong mọi liên lạc. Sau vài tuần, mạng lưới Luxembourg đã phát triển thành một cỗ máy phối hợp hiệu quả.

Song song với việc đó, Đại úy Bruce và các đồng nghiệp của ông bắt đầu tự hỏi liệu có thể đưa lén một điệp viên vào lãnh thổ Luxembourg hay không? Họ liền nghĩ đến một người Bỉ tên là Baschwitz Meau, người đã trực tiếp liên lạc với Đại úy Bruce để đề xuất nguyện vọng cống hiến của mình, người này khá nổi tiếng khi đã nhìn lần đào thoát thành công khỏi các trại tù binh của Đức.

Kế hoạch mà họ nghĩ ra nghe có vẻ như được lấy từ một bộ phim của Hollywood: Baschwitz Meau sẽ thực hiện chuyến công tác mật trên khinh khí cầu, âm thầm vượt qua phòng tuyến địch để lọt vào Luxembourg. Một khi đã lọt vào không phận Đại công quốc an toàn, anh ta sẽ hạ khinh khí cầu xuống và cho phép nó tiếp tục bay có thể là trôi dạt càng xa càng tốt nhằm ngăn ngừa quân Đức truy tìm nguồn gốc của nó trở lại Luxembourg. Phi vụ táo bạo này đã diễn ra vào đêm 18 rạng ngày 19/6/1918 lúc 1 giờ 50 phút sáng, Baschwitz Meau bay lên trời gần Verdun, bay dễ dàng xuyên qua lãnh thổ địch, và từ khinh khí cầu nhảy xuống gần Grosbous vào lúc gần 3 giờ 55 phút sáng. Một lần nữa, kế hoạch lại rất hoàn hảo, khiến quân Đức không hề hay biết.

Sự có mặt của một sĩ quan chuyên nghiệp (theo yêu cầu của bà Rischard), Baschwitz Meau sống cùng vợ chồng bà Rischard ở Boulevard Royal đã ngay tức khắc khiến cho Chiến dịch  Immediately ngày một chuyên nghiệp hơn. Người Bỉ đã tổ chức mạng lưới giám sát tàu hỏa của họ và chẳng mấy chốc tràn ngập vô số báo cáo, yêu cầu bà Rischard siêng năng sớm hôm mã hóa các tin nhắn. Cuối cùng, mạng lưới Luxembourg trải rộng trên toàn bộ công quốc: Đông Bắc giáp với Trier, Tây Bắc đến Arlon, Đông Nam đến Audun, phía Nam xuyên qua Thionville và Metz, Tây Nam đến Saarbrucken, và mạn phía Tây đến Longwy.

3.jpg -0
Tàu chở quân trong Thế chiến I.  Ảnh nguồn: mbb.gov.in.

Giải mã mật thư

Sau khi kết thúc chiến tranh, nhiệm vụ tình báo đã thành công ngoài mong đợi. Đại tá Reginald Drake (người đứng đầu Cục Tình báo, cũng tức là cấp trên của Đại úy Bruce) đã ca ngợi Mạng lưới Luxembourg là một trong những nỗ lực tình báo thành công nhất chưa từng thấy. Trong cuốn sách “Lịch sử tình báo”, ông Drake lưu ý: “Nhờ tài năng của đồng chí Lise Rischard cùng những cải tiến nhất định về mật mã mà hoạt động thông tin vừa qua đã thông suốt và Trung úy Baschwitz Meau đã có thể thành lập dịch vụ giám sát đường sắt tốt nhất cũng như báo cáo nhanh kết quả tính đến thời điểm dịch vụ này được thiết lập”. Chính phủ Anh ghi nhận những đóng góp phi thường của điệp viên Lise Rischard bằng cách phong tặng bà chức danh Tư lệnh đế chế Anh; trong khi đó chồng bà là bác sĩ Rischard trở thành sĩ quan đế chế Anh (OBE).

Bà Rischard cùng ông Baschwitz Meau cũng được bổ nhiệm Hiệp sĩ trong Bắc Đẩu Bội Tinh của nhà nước Pháp theo đề nghị của ngài Ferdinand Foch, Tư lệnh đồng minh tối cao trong Thế chiến I. Sự cống hiến không ngừng nghỉ của điệp viên Lise Rischard cho nhiệm vụ của Đại úy Bruce đã tồn tại đến phút cuối. Đầu năm 1940, dự cảm một cuộc xâm lược sắp xảy ra từ người Đức, bà Rischard đã cố tình phá hủy mọi hồ sơ liên quan đến chiến dịch Luxembourg. Sau đó, nhận thức được tình trạng sức khỏe ngày càng giảm sút của mình, bà đã giao câu chuyện của mình cho người cháu trai Charles-Edouard (bác sĩ trẻ, người đã tham gia các lực lượng với phong trào kháng chiến Luxembourg). Tháng 2/1940, bà Lise Rischard qua đời. Ngay từ năm 1919, chính quyền Đức đã biết những đặc ân được trao cho Lise Rischard cùng các đồng đội của bà. Ngày 10/5/1940, lính Đức được phái đến bắt và tịch thu các hồ sơ tình báo của bà Rischard, nhưng chúng không tìm thấy gì cả.

Cũng nên biết về thứ mật mã mà điệp viên Lise Rischard dùng để liên lạc với “sào huyệt” ở số 41 đường St Roch. Thú vị là nó có thể được sử dụng bởi những người viết bằng tiếng Anh, Pháp hay Đức. Các ông Bruce và Campbell đã tạo ra một danh sách gồm 20 chủ đề mà họ quan tâm. Mỗi đề tài được gắn một con số theo thứ tự từ 1 đến 19, cộng thêm 0. Mỗi số lại khớp với một chữ cái trong bảng chữ cái, ví dụ A = 1, B = 2... Ví dụ, chủ đề 3 “Phần dòng và 2 ngày” được biểu thị bằng chữ C, và chủ đề 10 “Phần đồng phục” lại được biểu thị bằng chữ L. Những chủ đề này và các chữ cái tương ứng đã hình thành nên từ vựng ban đầu của mật mã. Quy tắc ngữ pháp đầu tiên liên quan đến việc dùng chữ cái đầu tiên của từ đầu tiên thuộc dòng đầu tiên nhằm biểu thị chủ đề của thông điệp mật. Sau đó người gửi thư sẽ cung cấp thông tin bổ sung liên quan đến chủ đề đó.

Văn Chương (Tổng hợp)
.
.